10/17/2011

Bí quyết để tránh xung đột giữa nhân viên


Quản lý nhân sự luôn là một công việc khó khăn, đặc biệt là trong môi trường nhà hàng. Chúng tôi xin giới thiệu với bạn dưới đây một số bí quyết để quản trị xung đột giữa các nhân viên một cách hiệu quả.

Tập trung vào công việc, không chỉ trích tính cách cá nhân. “Chúng ta luôn thấy rất khó chịu với những người mà mình đang xung đột, và thường thêm vào những câu đại loại như: “Anh luôn làm người khác bực mình” mặc dù nó chẳng giải quyết được điều gì,” Bill Hendricks, giám đốc National Seminars Group nói. Xúc phạm cá nhân không giải quyết được xung đột, nhưng cùng theo đuổi một mục tiêu chung thì có.

Tìm những lợi ích chung. “Thậm chí khi chúng ta đang xung đột với một ai đó, chúng ta luôn đồng ý với họ đến 80 - 90%,” Hendricks nói. Hãy tìm những điểm chung trước để làm nền tảng cùng thảo luận.

Thiết kế một hệ thống đánh giá có tính điểm thành tích của cả nhóm. Một sự cạnh tranh nhất định giữa các nhân viên có thể là một động lực phấn đấu, tuy nhiên lương thưởng của nhân viên cũng còn cần dựa trên doanh thu của cả nhóm và mức độ hài lòng chung của khách hàng để khuyến khích sự hợp tác.


Quản trị xung đột đôi khi yêu cầu bạn không cần có phản ứng gì cả, chỉ cần bạn chăm chú lắng nghe khi nhân viên (hoặc khách hàng) “xả” tất cả các bức xúc, và sau đó tự đề nghị giải pháp của mình.

Nhận diện “kẻ luôn phàn nàn”. Mặc dù những phàn nàn của nhân viên có thể rất nghiêm túc, họ có thể là những thành viên xuất sắc, chỉ đơn giản là cần được bạn lắng nghe. Hãy khuyến khích họ, nhưng cũng đừng dung túng cho những kẻ chuyên phàn nàn những việc không đâu.

Giữ quan hệ tốt với tất cả các bộ phận. Một vài bếp trưởng kiêm chủ nhà hàng dường như không bao giờ rời khỏi bếp, trong khi một số quản lý lại không hề đặt chân xuống bếp. Giữ mối quan hệ hàng ngày với tất cả các bộ phận có thể tránh những xung đột bất ngờ đến với bạn.

Phân chia công việc và giờ làm việc công bằng, để giảm những phàn nàn thường gặp đại loại như là: “Tôi phải làm việc vất vả hơn anh ta.”

Làm gương cho nhân viên. Nếu bạn bùng nổ cơn tức giận vào những lúc không phù hợp, đừng ngạc nhiên khi nhân viên của bạn cũng làm tương tự như thế với đồng nghiệp.

Giữ cho nhân viên luôn bận rộn. “Nếu nhân viên phục vụ và bếp luôn bận rộn, họ sẽ có rất ít thời gian để gây xích mích,” Rocco Muriale, chủ chuỗi nhà hàng Muriale nói. Những nhà hàng có nhiều những kẻ thóc mách luôn có quá đông nhân viên.

Đào tạo, đào tạo, và đào tạo. “Hãy đào tạo đầy đủ cho nhân viên của bạn. Nếu họ biết bạn trông đợi gì ở họ, họ sẽ có hướng để phấn đấu và không bị áp lực,” Kathy Flower, quản lý nhà hàng Murphy nói.

Paul Moomaw - National Restaurant Association

No comments:

Post a Comment