9/30/2011

Thịt ngoại "đổ bộ" thị trường Việt Nam


Trong mấy ngày qua có khá nhiều phái đoàn nông nghiệp của các nước đến xúc tiến thương mại tại Việt Nam. Trong đó, thịt là một trong những mặt hàng mà các doanh nghiệp ngoại muốn “bành trướng” tại Việt Nam.

Sức hút từ Việt Nam

Liên tục những ngày qua, hàng loạt các phái đoàn nông nghiệp của các nước trên thế giới đã vào Việt Nam, có thể kể đến như phái đoàn của Bộ Nông nghiệp Mỹ, Bộ Nông nghiệp Đức và Tổ chức các nhà sản xuất Nông nghiệp Liên minh Châu Âu. Riêng Ba Lan, đã có hơn 150 doanh nghiệp sản xuất và cung ứng các loại thịt heo, thịt bò cũng đã “đổ bộ” vào Việt Nam để thực hiện các chiến dịch tăng cường quảng bá sản phẩm và tìm kiếm cơ hội hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam trong sản xuất và kinh doanh các loại thực phẩm…

Theo nhận định của tiến sĩ Robert Kloos - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Đức, thị trường Việt Nam đang là nơi có sức hút mạnh mẽ đối với các nhà cung cấp thịt nước ngoài. Trong đó, Đức là một trong 10 nước có khối lượng nhập khẩu hàng nông sản sang Việt Nam nhiều nhất. Riêng nửa đầu năm 2011, trị giá hàng nông sản, thực phẩm của Đức vào Việt Nam đạt khoảng 30 triệu USD.

“Chìa khóa” xác lập lợi thế cạnh tranh


Sự thiếu hụt các điểm dịch vụ đạt chuẩn cũng như chất lượng dịch vụ, thái độ phục vụ... vẫn là vấn đề đáng lo ngại của ngành "công nghiệp không khói". Trước thực tế đó, Sở VH,TT&DL Hà Nội đang tập trung đẩy mạnh xây dựng các cơ sở dịch vụ đạt chuẩn để phục vụ du khách, tập trung vào lĩnh vực ăn uống và mua sắm. Đây được xem như chìa khóa mở ra hướng phát triển mới, đồng thời tăng chất lượng cho du lịch Thủ đô.

Thừa tiềm năng, thiếu dấu ấn

Từ đầu năm đến nay, Sở VH,TT&DL Hà Nội phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng được 6 cơ sở đạt chuẩn phục vụ ăn uống, có gắn biển hiệu, trong đó có 5 cơ sở thuộc chuỗi Hapro và một cơ sở Bách Giai tại Gia Lâm. Bước đầu, các cơ sở này đã nhận được sự quan tâm và trở thành địa chỉ tin cậy của khách du lịch, đặc biệt là du khách nước ngoài. Thế nhưng số đơn vị đạt chuẩn như trên không nhiều, trong khi các cơ sở tự phát, nhỏ lẻ mọc lên như nấm khiến du khách lúng túng không biết sản phẩm dịch vụ nào tốt.

Hà Nội là điểm đến yêu thích của nhiều du khách, nhất là du khách quốc tế. Ảnh: Bảo Lâm


9/28/2011

Mười bảy Bí mật Thành công của Đế chế Nhà hàng Danny Meyer


Kể từ khi mở cửa năm 2004, Shake Shack đã trở thành một hiện tượng: khách hàng xếp hàng dài hàng giờ để mua bánh Burger với “sốt Shake Shack” đặc biệt của chuỗi nhà hàng này. 


Đây là một ý tưởng tuyệt vời của Danny Meyer, chủ của nhà hàng (đồng thời ông cũng sở hữu nhiều nhà hàng khác.) Với 25 cửa hàng Danny Meyer đã mở, chỉ có một cửa hàng đóng cửa – một thành công lớn so với tỷ lệ 80% nhà hàng tại New York đóng cửa ngay trong năm đầu tiên.

Vậy điều gì đã làm nên thành công của Danny Meyer?

9/27/2011

Phí phục vụ, tính thuế ra sao?

Gần đây, nhiều người tiêu dùng bức xúc về việc các nhà hàng ở TPHCM “chặt” phí phục vụ bất hợp lý, số tiền này được kê khai thuế ra sao.

Cụ thể, tại nhà hàng Sơn Thủy (đường Võ Văn Tần quận 3) tính phí khui chai rượu Ballantines 30 lên đến 1 triệu đồng/chai, trong khi chai rượu này mua trong siêu thị chỉ 6 triệu đồng. Nhà hàng Yeboo tính phí chai rượu Ballantines Limited đến 600.000 đồng, trong khi mua chai này ở bên ngoài chỉ 2,5 triệu đồng. Trong khi khách sử dụng rượu, nhà hàng vẫn bán được dịch vụ phụ là soda và nước suối.

Một vị khách đi siêu thị miễn thuế mua một thùng bia Pháp giá chỉ khoảng 20.000 đồng/chai, mang đến nhà hàng Ngọc Sương (đường Nguyễn Đình Chiểu) uống (vì nhà hàng không có bán loại bia này), thế nhưng, cả bàn tá hỏa vì Ngọc Sương tính phí phục vụ đến 21.000 đồng/chai, hơn cả giá chai bia mà vị khách này mua. Anh này bức xúc, uống chai bia mang vào, nhà hàng chỉ tốn một cục đá và cho mượn ly thôi, sao lại tính phí mắc đến vậy?! Tiền phí này sẽ được khai thuế và tính thuế ra sao, đâu thể để nhà hàng “chặt đẹp” khách hàng như vậy.

9/22/2011

Kết quả thăm dò ý kiến khách hàng về việc đặt chỗ


Theo một cuộc khảo sát trên 1.230 khách thường xuyên ăn ở nhà hàng, khách hàng xem việc đặt chỗ như một dạng của hợp đồng. Những người tham gia cuộc khảo sát cho biết họ rất bực mình nếu khi đến mà vẫn chưa có bàn, nhưng họ cũng nghĩ rằng nếu đã đặt chỗ mà không thể đến, thì cũng nên báo lại với nhà hàng. Cũng theo cuộc điều tra, đối với những khách đến muộn, chính sách giữ chỗ tối đa trong một khoảng thời gian nhất định, thường là 15’ được xem là công bằng và có thể chấp nhận được. Những người được hỏi cũng không thích và đặt câu hỏi cho sự công bằng của chính sách đặt thời gian tối đa cho bữa ăn, nhóm khách phải đạt một số lượng nhất định mới được đặt chỗ và chỉ trích những nhà hàng phạt khách khi một hoặc một vài người trong nhóm không đến đủ. 

Những khách hàng hay ngồi nán lại sau bữa ăn phản đối đặc biệt gay gắt. Họ không muốn bị thúc giục hoặc yêu cầu đi về mặc dù họ đã ngồi ăn rất lâu, nhưng đồng thời họ cũng biết rằng việc ngồi nán lại sẽ làm cho những khách khác phải đứng chờ. Một cách để giải quyết vấn đề có lẽ là nhà hàng sẽ phải thoả thuận trước với khách về thời gian bữa ăn trước khi chấp nhận đặt chỗ.


Sheryl E. Kimes Ph.D. – School of Hotel Administration, Cornell University, US

Phỏng vấn Brooke Burton, chuyên gia tư vấn trong lĩnh vực Quản lý Nhà hàng


Brooke Burton là chuyên gia tư vấn trong lĩnh vực Quản lý Nhà hàng với trên 20 năm kinh nghiệm, đặc biệt trong việc giữ khách hàng.

Xin chào Bà.

Chào bạn, tôi rất vui được nói chuyện với bạn ngày hôm nay về chủ đề mà tôi rất yêu thích.

Tôi vừa xem một bài phỏng vấn nhà phê bình Alan Richman của Grub Street trong đó ông chỉ trích nhiều nhà hàng ở New York đang cung cấp dịch vụ ngày càng tệ. Bà có nhận thấy hiện tượng này không?

Tất nhiên là có. Vấn đề ở đây, tôi nghĩ là có rất nhiều chủ nhà hàng cho rằng việc cung cấp dịch vụ ở mức độ trung bình là rất dễ. Tuy nhiên, khiến khách hàng hài lòng thật ra là CỰC KỲ KHÓ. Cung cấp dịch vụ tốt là cả một nghệ thuật.

Theo tôi nghĩ, nguyên nhân có thể là nhà hàng đang thuê những người nhanh nhẹn, sáng sủa nhưng không “hiếu khách”. Do vậy mặc dù họ phù hợp yêu cầu của nhà hàng nhưng thiếu sự thân thiện và nhiệt tình để tạo ra một dịch vụ tốt.

10 Ngôi sao thế giới “keo kiệt” nhất


Đứng đầu danh sách là Tiger Woods và sau đó là một loại những tên tuổi rất nổi tiếng như Sean Penn, Mariah Carey, Madonna, Usher…


Theo TMZ, Tổng thống Obama đã “tip hơn 200 dollar” cho một bữa trưa mà ông và một nhóm lớn tình nguyên viên chiến dịch tranh cử ăn tại nhà hàng Ted’s Bulletin. Như vậy, ông đã “tip hơn 35%”.

Tuy nhiên, không phải tất cả những người nổi tiếng đều hào phóng. Trên thực tế, nhiều ngôi sao trên thế giới giàu hơn Obama gấp nhiều lần. Chúng ta thường nghĩ những ngôi sao giàu có này ít nhất nên tỏ ra hào phóng, lịch thiệp trước công chúng, những người đã mang lại cho họ sự nổi tiếng. Chúng ta cũng không mong rằng tất cả những người cực kỳ giàu có này phải rộng rãi như Johnny Depp, người đã tip 1,500 dollar cho một bữa ăn 2,600 dollar cùng với bạn bè trong khi đang làm phim Public Enemies. Và trong năm 2009, Depp đã thưởng cho một người phục vụ may mắn tới 4,000 dollar.

Trên thực tế, nhiều ngôi sao cực kỳ giàu có lại rất “keo kiệt”. Một số website đã theo dõi và đưa ra danh sách những ngôi sao này. Chúng tôi tổng hợp lại dựa trên tiêu chí là số lần mỗi người xuất hiện trong danh sách “Tip ít nhất”, so sánh giữa số tiền tip với hoá đơn và tương quan với sự giàu có của họ. Và đây là danh sách 10 Ngôi sao “keo kiệt” nhất:

Nhà hàng giảm thời gian khách đợi chỗ … bằng cách đặt thời gian tối đa cho bữa ăn


Không ai muốn phải đứng chờ khi nhà hàng đã hết chỗ, đặc biệt là khi họ đã đặt bàn trước. Hiện nay, ngày càng nhiều nhà hàng đang cố gắng thoát khỏi hoàn toàn sự phiền toái này bằng cách giới hạn thời gian ăn của thực khách. Thậm chí những nhà hàng cao cấp nhất tại New York bây giờ cũng thông báo với khách hàng là họ chỉ có hai tiếng kể từ khi đến cho đến khi kết thúc bữa ăn. Bất kỳ ai vẫn còn kéo dài thời gian kết thúc món tráng miệng hay café sẽ bị nhẹ nhàng nhắc nhở.

Meatball Shop dùng những chiếc ghế cứng để khuyến khích
khách hàng kết thúc bữa ăn sớm
 

Các nhà hàng áp dụng phương pháp này nhằm chấm dứt việc khách hàng của họ phải đứng chờ một hàng dài trong khi những khách đã may mắn có được chỗ ngồi thì không vội đứng dậy. Việc áp dụng giới hạn thời gian cho bữa ăn đã chia thực khách thành hai luồng ý kiến trái ngược nhau. Trong một cuộc thăm dò gần đây, 60% người được hỏi ủng hộ trong khi 40% thì phản đối.

Có nên nhận đặt chỗ?

Việc nhận đặt chỗ mang lại nhiều lợi ích cho nhà hàng nhưng cũng không phải là hoàn toàn là miễn phí.


Hầu hết mọi người đã từng có lần phải đặt chỗ tại nhà hàng, nhưng khi đến thì thấy hầu hết các bàn vẫn còn trống. Bạn có thể dễ dàng đến nhà hàng và kiếm được một chỗ đẹp, tại sao phải mất công làm gì? Nhưng câu hỏi hay hơn sẽ là có lẽ bạn sẽ không đến nếu không được đảm bảo là vẫn còn chỗ. Như vậy, nhà hàng nhận đặt chỗ không chỉ để dễ quản lý trong những tối đông khách mà còn để kéo thêm khách hàng vào những lúc vắng.