1/15/2012

10 Kinh nghiệm hay cho nhà hàng khi tham gia Facebook - Phần 1

Tất cả mọi người đều phải ăn, trong số đó có 700 triệu người tham gia Facebook. Tất nhiên có rất nhiều nhà hàng đã tham gia mạng xã hội lớn nhất thế giới này, mặc dù số lượng đáng lẽ phải nhiều hơn. Mashable đã phỏng vấn nhiều “ngôi sao” trên mạng xã hội làm trong ngành khách sạn, nhà hàng về những kinh nghiệm hay nên dùng trên Facebook.

>> 10 Kinh nghiệm hay cho nhà hàng khi tham gia Facebook: Phần 2

1. Minh bạch

“Tôi không bao giờ muốn xoá bất kỳ một nhận xét tiêu cực nào,” Ashley Tyson, giám đốc truyền thông tại 4Food nói. Trên thực tế, 4Food chiếu tất cả các nhận xét trên một bức tường rộng 22m2 bên trong nhà hàng. “Không ai mong một nhà hàng luôn hoàn hảo, nhưng một phản hồi chân thành và nhanh chóng để giải quyết vấn đề chính là cái để phân biệt giữa một nhà hàng tốt và nhà hàng tồi.” Bạn có thể nhìn thấy ở trên, khi Judy phàn nàn vì nhà hàng giao hàng không đúng yêu cầu, công ty đã gửi ngay một địa chỉ email để Judy liên lạc và thể hiện mong muốn giải quyết thấu đáo để lấy lại lòng tin.

 

Và giống như bạn không nên chỉ chú ý vào những nhận xét tốt, bạn cũng không nên chỉ quan tâm tới những người có nhiều bạn bè trên mạng xã hội. Một người dùng Facebook thông thường có 130 bạn, nhưng nếu một người có nhiều hay ít hơn số đó không có nghĩa họ là một khách hàng quan trọng hay kém quan trọng hơn. Hãy chắc chắn bạn sẽ trả lời tất cả mọi người và giải đáp những vấn đề họ thắc mắc – một cách kịp thời. Joe Stupp của Chipotle cho biết chính sách của công ty là trả lời tất cả (hoặc gần như tất cả) các thắc mắc hay nhận xét trên Facebook, dù là tốt hay xấu, thông thường trong vòng một hay hai giờ. Và mọi người đánh giá cao những phản hồi ngay trong ngày, dù là bất kỳ ai. “Một người có nhiều bạn trên mạng xã hội không có nghĩa họ là người quan trọng trong cộng đồng của họ,” Stupp nói.

2. Phản hồi nhanh chóng


Bạn muốn khách hàng thân thiết với trang Facebook của mình, nhưng bạn cũng muốn họ biết bạn sẽ đầu tư nghiêm túc để duy trì nó. Hãy chắc rằng bạn trả lời tất cả các câu hỏi, giải đáp các thắc mắc, và cảm ơn khách hàng khi nhận được một nhận xét tốt đẹp.

“Đừng bao giờ đánh giá thấp lời cám ơn. Bạn không thể biết tác dụng của nó có thể lan toả thế nào,” Amanda Spurlock, Tổng biên tập về truyền thông của Zagat nói.

3. Cung cấp thông tin hữu ích


Nhà hàng có một cơ hội đặc biệt – họ có thể trình diễn các món ăn, cung cấp công thức chế biến, giải thích nguồn gốc của món ăn và quay video đầu bếp đang nấu nướng. Loại thông tin này không bao giờ cũ và thậm chí nó không cần phải là của chính bạn – có rất nhiều đoạn video trên YouTube và việc của bạn là tìm ra nó. Nhà hàng Mermaid Inn đăng một đoạn video trên Facebook giới thiệu với khách hàng cách nấu và ăn tôm hùm – một món mà họ bán.

Tyson nói rằng bởi vì 4Food lấy thực phẩm tươi mỗi ngày nên cô muốn “sử dụng mạng xã hội để giới thiệu với khách hàng cách phân biệt thực phẩm tươi và chúng tôi đã chuẩn bị các món ăn như thế nào (không có chất phụ gia hay bảo quản), thực phẩm lấy từ đâu,...” Cô cũng thêm rằng vì khách hàng ngày càng quan tâm tới chất lượng, “mọi người muốn biết họ ăn những món tươi nhất, ngon nhất và tốt nhất cho sức khoẻ”.

4. Giới thiệu món ăn


Món ăn không chỉ có vị và mùi thơm ngon – nó còn cần trông đẹp mắt. Hãy đăng những hình ảnh đẹp như của nhà hàng Hill Countr, bởi vì những hình ảnh này chắc chắn sẽ làm mọi người phát thèm và tìm đến nhà hàng của bạn. Đó là lý do tại sao những thứ như Foodspotting tồn tại – mọi người thích nhìn vào những món ăn được trang trí một cách nghệ thuật.

Tuy nhiên, bạn không cần phải luôn luôn dùng hình ảnh – thỉnh thoảng một mô tả hấp dẫn lại mang lại điều bất ngờ. Hãy xem món thịt xông khói của Beauty & Essex:

 

5. Đừng chỉ “Bán” – Hãy thú vị


Vâng, nhà hàng là một công việc kinh doanh, và mục tiêu là lợi nhuận. Nhưng không nên lúc nào cũng chỉ “Bán” – những nhà hàng quảng cáo quá nhiều sẽ gây tác dụng ngược với khách hàng. “Mặc dù khách hàng muốn biết thông tin về món ăn mới hay hay những đợt giảm giá hấp dẫn, họ không muốn làm bạn với bất kỳ ai luôn chỉ vì lợi ích của mình", Tysons nói. Hãy nghĩ về nhà hàng của bạn và tìm một sự pha trộn hợp lý giữa quảng cáo, giảm giá, dịch vụ khách hàng, cam kết chất lượng, cung cấp thông tin hữu ích với khách hàng... Sử dụng nhiều nội dung đa dạng sẽ giúp bạn thiết lập và xây dựng thương hiệu thành công.

Trong ngày National Oyster Day (Ngày ăn Hàu toàn quốc, chắc không ai biết có ngày này), Island Creek Oyster Bar đăng một đoạn video trên YouTube – đây là một cách quảng cáo gián tiếp, không “hét lên” với khách hàng “Hãy đến đây ăn” nhưng vẫn có thể kéo những khách hàng thích ăn hàu đến nhà hàng của họ. Chia sẻ những sự kiện thú vị liên quan đến món ăn hay nhà hàng của bạn cũng là một cách hay để khách hàng thấy thích thú và khiến thương hiệu của bạn gần gũi hơn.

Một cách khác để quảng bá thương hiệu là biến những người khác trở thành “đại sứ truyền thông” của mình. Trên tất cả, marketing “truyền miệng” vẫn là công cụ hiệu quả nhất. Stupp gợi ý bạn nên khuyến khích khách hàng trở thành những đại sứ của mình bằng cách phục vụ họ thật chu đáo, lắng nghe họ, nói chuyện với họ, thú vị và hấp dẫn. Một khi bạn làm vậy, những khách hàng trung thành sẽ quảng cáo cho bạn (miễn phí) trên mạng xã hội cũng như ngoài đời.

Theo Lauren Drell - Mashable

No comments:

Post a Comment