Tổng công ty điện lực Miền Nam (EVN SPC) cho biết, trong năm 2012 sẽ hỗ trợ lắp đặt 5.500 bình nước nóng năng lượng mặt trời tại 21 tỉnh thành khu vực phía Nam, với mức hỗ trợ 1 triệu đồng/bình cho khách hàng tham gia chương trình.
Theo ông Nguyễn Văn Hợp, Phó tổng giám đốc EVN SPC, trong năm 2011, tổng công ty đã lắp đặt được khoảng 1.400 bình nước nóng năng lượng mặt trời cho các hộ dân với mức hỗ trợ tương tự. Các khách hàng tham gia chương trình gồm các hộ gia đình, bệnh viện, nhà trẻ, trường học, nhà hàng, khách sạn …
Theo EVN SPC, hiện cả nước có trên 2,5 triệu máy đun nước nóng bằng điện có công suất từ 2.000 - 5.000 W, hàng năm tiêu tốn đến 4 tỉ kwh điện năng.
Trong khi đó, với điều kiện khí hậu nhiệt đới, 90% số ngày trong năm tại các tỉnh thành phía Nam có thể sử dụng nguồn năng lượng mặt trời, nếu người dân tăng cường sử dụng bình nước nóng năng lượng mặt trời sẽ giúp tiết kiệm được một lượng điện rất lớn.
EVN SPC tính toán, nếu mỗi hộ gia đình đầu tư một máy 200 lít cho 5 người sử dụng, sẽ tiết kiệm 150 kwh điện/tháng.
Cũng trong chiều nay (27-2), EVN SPC đã ký kết hợp tác với 6 nhà sản xuất bình nước nóng sử dụng năng lượng mặt trời tại TPHCM để cung cấp bình nước nóng cho chương trình, gồm các công ty Gia Nam, Bách Khoa, Phú Lạc Khang, Sơn Hà, Tân Á Đại Thành và Toàn Mỹ.
Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn
2/28/2012
2/26/2012
Đâu rồi vịt cỏ Vân Đình
Giờ về Vân Đình đỏ mắt cũng không tìm được chú vịt cỏ lội đồng nào, thay vào đó là vịt bầu nuôi công nghiệp.
Vịt công nghiệp “hô biến” thành vịt cỏ
Nằm trên tuyến đường Hà Đông đi chùa Hương, địa danh Vân Đình thuộc huyện Ứng Hòa, Hà Nội vốn nổi tiếng với “thường hiệu” vịt cỏ. Bất kỳ thời điểm nào trong năm đi qua thị trấn này, chúng ta đều bắt gặp nhan nhản nhà hàng trưng biển “vịt cỏ Vân Đình” mọc lên hai bên đường với đủ món chế biến – nào tiết canh, luộc, rang, nướng, om sấu...
Những chú vịt căng tròn, béo ngậy được kẹp trong vỉ nướng nghi ngút khói, toả mùi thơm lừng, kèm theo lời mời mọc chèo kéo ngọt lịm của chủ quán, khiến khách đường xa không nỡ bỏ qua cơ hội dừng chân thưởng thức món ăn vịt cỏ “đặc sản” – mà như dân gian truyền lại, không nơi nào có được vịt ngon như thế.
Trong vai người tìm nguồn vịt cỏ Vân Đình “chính hiệu” để mở cửa hàng, chúng tôi về thị trấn Vân Đình. Thế nhưng, câu trả lời đầu tiên và duy nhất của chính người dân nơi đây là: “Làm gì còn vịt cỏ đâu các chú, ở Vân Đình có ai nuôi vịt cỏ nữa đâu”… khiến chúng tôi không khỏi giật mình.
Khách hàng bị đánh lừa bằng những biển quảng cáo như thế này |
Đem thắc mắc về chuyện nuôi vịt cỏ, chúng tôi hỏi ông Vương Văn Việt, Phó Bí thư Đảng uỷ thị trấn Vân Đình, ông Việt cười xuề xoà: “Toàn vịt nuôi nơi khác họ mang về đấy. Khu vực này còn nhà nào nuôi vịt cỏ đâu. Ở đây có nhà hàng bán ra mỗi ngày hàng trăm, hàng nghìn con nhưng đâu có phải vịt cỏ Vân Đình”. Nói rồi ông xua tay từ chối trả lời chúng tôi về việc duy trì và phát triển nguồn vịt quý của địa phương, vốn xưa nay gắn với địa danh Vân Đình.
Quả thực, khi đem câu hỏi “Ở đây nhà nào nuôi vịt cỏ” đi hỏi bất cứ người dân nào ở thị trấn Vân Đình và vùng lân cận, đều nhận được câu trả lời là những cái lắc đầu. Vậy ở đâu ra những món “vịt cỏ” đặc sản nằm trên đĩa thực khách, vốn xưa nay được kinh doanh không những ở Vân Đình, mà món “ẩm thực Hà Thành” này đã có trong thực đơn của rất nhiều nhà hàng khắp trong Nam ngoài Bắc?
Trở trăn với vịt...
Chúng tôi tìm đến trại vịt của anh Dương Văn Bốn, một trong những nông dân hiếm hoi của thị trấn Vân Đình còn giữ được “nghề” chăn nuôi vịt. Chỉ tay phía đàn vịt hơn 1.000 con đang bơi trắng xoá dưới ao, anh Bốn kể, nhà anh có “truyền thống” về chăn nuôi gia cầm. Khoảng hơn 10 năm về trước, dân địa phương chủ yếu nuôi vịt cỏ. Nhưng giống vịt này không năng suất nên sau đó chuyển sang nuôi vịt bầu cánh trắng cho giá trị kinh tế cao hơn, nuôi nhanh lớn hơn.
Anh Bốn bên đàn vịt bầu với nỗi lo dịch cúm gia cầm, khi không được sự quan tâm của chính quyền địa phương. |
“Vịt cỏ nuôi phải 70 ngày mới bán được, mà mỗi con chỉ được khoảng 1,5 kg, chăm tốt mới được 1,7 – 1,8 kg; còn vịt bầu cánh trắng chỉ mất từ 50 – 55 ngày trong khi mỗi con được 2,5 – 3 kg. Bên cạnh đó, vịt bầu cánh trắng đẻ được hơn 1 năm, lượng trứng đều hơn; còn vịt cỏ chỉ được 5 tháng”, anh Bốn nói.
Nhắc tới “vịt cỏ”, anh Bốn trầm ngâm: “Ngày trước nhà tôi nuôi vịt cỏ nhiều lắm, nhưng cũng phải chạy theo kinh tế mà từ bỏ, kể cũng tiếc. Giờ người ra cứ lợi dụng cái tên vịt cỏ để kiếm lời, chứ quán ăn toàn vịt bầu ăn cám công nghiệp cả đấy!”.
Theo người dân nơi đây, vịt cỏ có đặc tính lội đồng kiếm ăn, chỉ ăn côn trùng và thóc nên thịt chắc và thơm, chứ không béo ngậy và nhiều mỡ như vịt nuôi cám công nghiệp. Thế nhưng, giờ đi qua những cánh đồng của Vân Đình, Tảo Dương Văn, Phương Tú… (huyện Ứng Hòa) dễ dàng nhận thấy chẳng có bóng dáng chú “vịt lội đồng” nào, mà chỉ có thấp thoáng những trại vịt bầu cánh trắng được nhốt và nuôi tập trung ở ao ven đồng.
Những chú vịt bầu cánh trắng này sẽ "biến" thành vịt cỏ khi lên bàn nhậu |
Lão nông Đặng Văn Thức, ở thôn Hậu Xá, xã Phương Tú cho biết, trại vịt của ông hiện có hơn 2.000 con bầu cánh trắng và ông là một trong những người nuôi nhiều vịt nhiều nhất ở khu vực. Những năm 90 của thế kỷ trước, ông nuôi vịt cỏ là chủ yếu. Ấy thế nhưng loài vịt này chỉ có lợi cho người kinh doanh mà không mang lại lợi ích kinh tế cho người nông dân. Ông Thức kể, nuôi vịt cỏ vừa lâu, vừa tốn nguồn thức ăn mà mỗi con chỉ được 1,5kg, lại bị ép giá nên lãi chẳng đáng là bao. Giờ chuyển sang nuôi bầu cánh trắng, bán theo giá trị trường, mỗi đàn cũng lãi được hơn 10 triệu đồng.
“Mỗi cân vịt bầu bán cho đại lý giá 90.000 – 100.000 đồng/kg, thế nhưng ở Vân Đình họ rao là vịt cỏ và bán tới 170.000 – 190.000 đồng/kg cơ đấy. Thế nên dù vịt gì thì nhà hàng cũng lãi, chỉ thiệt người ăn và người nuôi thôi”, ông Thức cho biết. “Họ phải trưng biển vịt cỏ mới có người ăn chứ nói vịt bầu chắc chẳng ai ngó tới” – lão nông cười.
Khi chúng tôi đặt vấn đề, nếu được chính quyền địa phương quan tâm hỗ trợ bà con “phục hồi” lại vịt cỏ, ông có ủng hộ không? Ông Thức ngậm ngùi: “Gen vịt cỏ vẫn còn, nhưng chẳng ai nuôi đâu vì không kinh tế. Chúng tôi cũng muốn vay vốn ngân hàng nhưng khó lắm. Nếu được chính quyền đầu tư, chúng tôi sẵn sàng. Tuy nhiên, nuôi vịt rủi ro cao, nên ít nhà đầu tư lớn mà chỉ nuôi vài trăm con. Không may dính dịch cúm thì lỗ. Ở đây đã có người phải bán nhà trả nợ vì vịt đấy. Với lại đồng ruộng, sông hồ giờ ô nhiễm rồi, muốn phát triển vịt cỏ cũng không dễ”./.
Lại Thìn-Lê Vũ/VOVonline
Labels:
Tin tức
2/24/2012
Mua hàng theo nhóm: Tưởng rẻ hóa đắt!
Với khoảng 100 trang web cung cấp hàng ngàn deal (hiểu nôm na là một thỏa thuận giá rẻ của DN đưa ra cho người tiêu dùng) đủ loại mỗi ngày, mua sắm theo nhóm là xu hướng đang thịnh hành. Tuy nhiên, đã có không ít khách hàng than phiền rằng nó không thực sự giúp họ được hưởng hàng hóa, dịch vụ với chất lượng tốt và mức giá ưu đãi.
Sự thiếu chuyên nghiệp của nhà cung cấp
Chị Hương, nhân viên một chi nhánh Maritime Bank, sau nhiều lần đặt hàng và sử dụng dịch vụ từ các trang mua sắm cộng đồng đã rút ra kết luận: “Chẳng rẻ hơn được bao nhiêu lại còn rước thêm bực mình”.
Gõ cụm từ “mua hàng theo nhóm” trên công cụ tìm kiếm, những kết quả kiểu như “bất bình vì phân biệt đối xử”, “bực mình với mua hàng theo nhóm”, “lừa gạt người mua”, “không tôn trọng khách hàng”, “thiếu chuyên nghiệp”... hiện lên đầy rẫy trên các diễn đàn hoặc trang cá nhân. Thành viên freelance8x của muare.vn đã tóm tắt các vấn đề của việc mua hàng theo nhóm là: Giao hàng chậm - Thực tế không như quảng cáo - Chế độ khuyến mại không rõ ràng - Chăm sóc khách hàng kém.
Trên thực tế, đã có các hiện tượng như: mua voucher (phiếu chứng nhận giảm giá) set ăn thì đồ vừa ít vừa chán so với ảnh minh họa; mua voucher spa, làm tóc, làm răng thì phải trả thêm tiền; mua đồ dùng, thiết bị thì nhanh hỏng, thậm chí bị đẩy giá lên cao hơn nhiều giá ngoài thị trường… Bà Trương Tố Linh, GĐ Hotdeal.vn tại Hà Nội cho biết: “Tình trạng đó thường xảy ra ở loại deal như ăn uống, giải trí, chăm sóc sắc đẹp… do chất lượng dịch vụ là vô hình và khó đánh giá hơn sản phẩm hàng hóa. Khi xảy ra khiếu nại, các trang cung cấp deal là bên thứ ba sẽ có trách nhiệm giải thích và bồi thường tùy mức độ cho khách hàng. Còn đối với nhà cung cấp, tùy trường hợp mà phạt tiền vi phạm hợp đồng hoặc chấm dứt deal”.
Bán voucher có ưu thế vượt trội so với các hình thức quảng cáo trên báo đài, banner trên website ở chỗ: đối tượng không chỉ xem, nhìn, nghe nói mà sẽ trực tiếp sử dụng hàng hóa, trải nghiệm dịch vụ. Nếu chất lượng tốt khiến họ hài lòng thì lần sau dù không có voucher họ cũng quay lại, không những vậy còn đem tặng, mời hoặc giới thiệu với người thân. Nhà cung cấp nếu vì sợ giảm một phần lợi nhuận trước mắt mà không thực hiện nghiêm túc thì hậu quả lâu dài là uy tín giảm sút, mất chỗ đứng trên thị trường.
Thói quen xấu của người tiêu dùng
Mua sắm cộng đồng chưa phát huy được hết lợi ích của nó cũng còn do người tiêu dùng. Đã có những trường hợp mất tiền oan vì chủ quan như bạn Đạt (Thái Thịnh, Hà Nội) mua combo vé xem phim Megastar trên nhommua nhưng đến ngày cuối cùng của thời hạn mới đem sử dụng, lại không gọi điện trước tới rạp để xác nhận xem còn vé không. Vậy là khi tới nơi vé đã hết, hôm sau thì voucher không còn giá trị. Hoặc một tình huống khác, Mai Anh (22 tuổi, sinh viên ĐH Thương mại) viết status trên facebook kêu ca về việc mua voucher set ăn ở một nhà hàng trên phố Thái Hà giá 200 nghìn đồng, khi thanh toán phải trả thêm hơn 100 nghìn. Khi một người bạn vào comment là đọc lại điều khoản khuyến mại xem sao thì Mai Anh mới thấy khoản trả thêm đó là tiền đồ uống và phí phục vụ, vốn không được tính trong voucher.
Tâm lý thích thanh toán theo phương thức truyền thống (tiền, hàng trao tay) của số đông khách hàng gây áp lực không nhỏ cho nhà cung cấp và phân phối về vấn đề nhân sự. Hiện nay cơ sở hạ tầng của thanh toán online khá phong phú với nhiều cổng thanh toán như SohaPay, Smartlink hoặc mô hình ví điện tử như Mobivi, Ngân lượng… mang đến nhiều tiện ích và lựa chọn cho thương mại điện tử nói chung, mua hàng theo nhóm nói riêng. Người dùng thanh toán trực tuyến sẽ nhận được ecoupon (mã số gửi trực tiếp vào mail và số điện thoại) thay vì coupon dạng phiếu, vừa nhanh vừa không mất phí vận chuyển, không lo thất lạc.
Một điều nữa là hiện tượng mua quá nhiều coupon dẫn đến không sử dụng hết. Cũng vì ham rẻ, tiếc các khuyến mại, sợ bị bỏ lỡ nên có những người đặt hàng cùng lúc nhiều voucher đủ loại, thậm chí là cùng một loại. Tưởng mua được rẻ nhưng lại thành đắt vì không dùng đến, số tiền bỏ ra hoàn toàn vô ích như chị Minh, một thành viên lâu năm của diễn đàn webtretho, mua một lúc 6 cái túi sưởi trên cungmua nhưng trong nhà chỉ có mỗi bà nội dùng. Số túi sưởi còn lại chị vừa đem cho, vừa rao bán lại trên box Thanh lý để gỡ gạc phần nào. Tương tự, chị Thanh , BTV Truyền hình Quân đội, mua rất nhiều voucher set ăn và spa nhưng không thể sắp xếp thời gian đi nên để hết hạn khá nhiều. Dạo quanh các trang như lamchame, muare, 5giay, vatgia… hầu hết đều có các chủ đề muốn thanh lý, sang nhượng lại voucher với lý do như trên. Đã có những trang tổng hợp deal mở box riêng để trao đổi voucher giữa người dùng với nhau, chẳng hạn như Chợ voucher của giamua.com, Vouchers của khuyenmaiso.vn. Đó là một giải pháp “ăn theo” để giải quyết tình trạng lãng phí voucher nhưng muốn giải quyết triệt để thì chính các “thượng đế” phải tỉnh táo và biết kiềm chế hơn giữa ma trận các deal liên tục được tung ra.
Tóm lại, thị trường "mua hàng theo nhóm" ở VN vẫn có cơ hội phát triển nhưng theo một cách chọn lọc, với cả người bán và người mua. DN cần chú trọng giữ gìn thương hiệu và người tiêu dùng nên học cách mua sắm thông minh.
Bà Trương Tố Linh, đại diện Hotdeal Hà Nội đưa ra 4 lời khuyên cho khách hàng để sử dụng deal hợp lý, bao gồm: Cân nhắc nhu cầu sử dụng - Đọc kỹ điều khoản khuyến mại, hạn dùng - Nên phản ánh trực tiếp và tức thời với đơn vị cung cấp dịch vụ, sản phẩm - Lựa chọn deal ở các trang groupon có uy tín để nâng cao mức độ an toàn.
Mỹ Hạnh - Báo Bưu điện Việt Nam
Mua sắm theo nhóm là một xu hướng đang khá thịnh hành trong cộng đồng xã hội. |
Sự thiếu chuyên nghiệp của nhà cung cấp
Chị Hương, nhân viên một chi nhánh Maritime Bank, sau nhiều lần đặt hàng và sử dụng dịch vụ từ các trang mua sắm cộng đồng đã rút ra kết luận: “Chẳng rẻ hơn được bao nhiêu lại còn rước thêm bực mình”.
Gõ cụm từ “mua hàng theo nhóm” trên công cụ tìm kiếm, những kết quả kiểu như “bất bình vì phân biệt đối xử”, “bực mình với mua hàng theo nhóm”, “lừa gạt người mua”, “không tôn trọng khách hàng”, “thiếu chuyên nghiệp”... hiện lên đầy rẫy trên các diễn đàn hoặc trang cá nhân. Thành viên freelance8x của muare.vn đã tóm tắt các vấn đề của việc mua hàng theo nhóm là: Giao hàng chậm - Thực tế không như quảng cáo - Chế độ khuyến mại không rõ ràng - Chăm sóc khách hàng kém.
Trên thực tế, đã có các hiện tượng như: mua voucher (phiếu chứng nhận giảm giá) set ăn thì đồ vừa ít vừa chán so với ảnh minh họa; mua voucher spa, làm tóc, làm răng thì phải trả thêm tiền; mua đồ dùng, thiết bị thì nhanh hỏng, thậm chí bị đẩy giá lên cao hơn nhiều giá ngoài thị trường… Bà Trương Tố Linh, GĐ Hotdeal.vn tại Hà Nội cho biết: “Tình trạng đó thường xảy ra ở loại deal như ăn uống, giải trí, chăm sóc sắc đẹp… do chất lượng dịch vụ là vô hình và khó đánh giá hơn sản phẩm hàng hóa. Khi xảy ra khiếu nại, các trang cung cấp deal là bên thứ ba sẽ có trách nhiệm giải thích và bồi thường tùy mức độ cho khách hàng. Còn đối với nhà cung cấp, tùy trường hợp mà phạt tiền vi phạm hợp đồng hoặc chấm dứt deal”.
Bán voucher có ưu thế vượt trội so với các hình thức quảng cáo trên báo đài, banner trên website ở chỗ: đối tượng không chỉ xem, nhìn, nghe nói mà sẽ trực tiếp sử dụng hàng hóa, trải nghiệm dịch vụ. Nếu chất lượng tốt khiến họ hài lòng thì lần sau dù không có voucher họ cũng quay lại, không những vậy còn đem tặng, mời hoặc giới thiệu với người thân. Nhà cung cấp nếu vì sợ giảm một phần lợi nhuận trước mắt mà không thực hiện nghiêm túc thì hậu quả lâu dài là uy tín giảm sút, mất chỗ đứng trên thị trường.
Thói quen xấu của người tiêu dùng
Mua sắm cộng đồng chưa phát huy được hết lợi ích của nó cũng còn do người tiêu dùng. Đã có những trường hợp mất tiền oan vì chủ quan như bạn Đạt (Thái Thịnh, Hà Nội) mua combo vé xem phim Megastar trên nhommua nhưng đến ngày cuối cùng của thời hạn mới đem sử dụng, lại không gọi điện trước tới rạp để xác nhận xem còn vé không. Vậy là khi tới nơi vé đã hết, hôm sau thì voucher không còn giá trị. Hoặc một tình huống khác, Mai Anh (22 tuổi, sinh viên ĐH Thương mại) viết status trên facebook kêu ca về việc mua voucher set ăn ở một nhà hàng trên phố Thái Hà giá 200 nghìn đồng, khi thanh toán phải trả thêm hơn 100 nghìn. Khi một người bạn vào comment là đọc lại điều khoản khuyến mại xem sao thì Mai Anh mới thấy khoản trả thêm đó là tiền đồ uống và phí phục vụ, vốn không được tính trong voucher.
Tâm lý thích thanh toán theo phương thức truyền thống (tiền, hàng trao tay) của số đông khách hàng gây áp lực không nhỏ cho nhà cung cấp và phân phối về vấn đề nhân sự. Hiện nay cơ sở hạ tầng của thanh toán online khá phong phú với nhiều cổng thanh toán như SohaPay, Smartlink hoặc mô hình ví điện tử như Mobivi, Ngân lượng… mang đến nhiều tiện ích và lựa chọn cho thương mại điện tử nói chung, mua hàng theo nhóm nói riêng. Người dùng thanh toán trực tuyến sẽ nhận được ecoupon (mã số gửi trực tiếp vào mail và số điện thoại) thay vì coupon dạng phiếu, vừa nhanh vừa không mất phí vận chuyển, không lo thất lạc.
Một điều nữa là hiện tượng mua quá nhiều coupon dẫn đến không sử dụng hết. Cũng vì ham rẻ, tiếc các khuyến mại, sợ bị bỏ lỡ nên có những người đặt hàng cùng lúc nhiều voucher đủ loại, thậm chí là cùng một loại. Tưởng mua được rẻ nhưng lại thành đắt vì không dùng đến, số tiền bỏ ra hoàn toàn vô ích như chị Minh, một thành viên lâu năm của diễn đàn webtretho, mua một lúc 6 cái túi sưởi trên cungmua nhưng trong nhà chỉ có mỗi bà nội dùng. Số túi sưởi còn lại chị vừa đem cho, vừa rao bán lại trên box Thanh lý để gỡ gạc phần nào. Tương tự, chị Thanh , BTV Truyền hình Quân đội, mua rất nhiều voucher set ăn và spa nhưng không thể sắp xếp thời gian đi nên để hết hạn khá nhiều. Dạo quanh các trang như lamchame, muare, 5giay, vatgia… hầu hết đều có các chủ đề muốn thanh lý, sang nhượng lại voucher với lý do như trên. Đã có những trang tổng hợp deal mở box riêng để trao đổi voucher giữa người dùng với nhau, chẳng hạn như Chợ voucher của giamua.com, Vouchers của khuyenmaiso.vn. Đó là một giải pháp “ăn theo” để giải quyết tình trạng lãng phí voucher nhưng muốn giải quyết triệt để thì chính các “thượng đế” phải tỉnh táo và biết kiềm chế hơn giữa ma trận các deal liên tục được tung ra.
Tóm lại, thị trường "mua hàng theo nhóm" ở VN vẫn có cơ hội phát triển nhưng theo một cách chọn lọc, với cả người bán và người mua. DN cần chú trọng giữ gìn thương hiệu và người tiêu dùng nên học cách mua sắm thông minh.
Bà Trương Tố Linh, đại diện Hotdeal Hà Nội đưa ra 4 lời khuyên cho khách hàng để sử dụng deal hợp lý, bao gồm: Cân nhắc nhu cầu sử dụng - Đọc kỹ điều khoản khuyến mại, hạn dùng - Nên phản ánh trực tiếp và tức thời với đơn vị cung cấp dịch vụ, sản phẩm - Lựa chọn deal ở các trang groupon có uy tín để nâng cao mức độ an toàn.
Mỹ Hạnh - Báo Bưu điện Việt Nam
Labels:
Tin tức
2/21/2012
Lễ hội ẩm thực Brunei tại Hà Nội
Nhân kỷ niệm Quốc khánh Brunei (23.2), Đại sứ quán Brunei tại VN phối hợp với khách sạn Melia Hanoi tổ chức Lễ hội ẩm thực Brunei từ ngày 24 - 26.2 tại nhà hàng El Patio (ăn tối từ 18h đến 22h).
Ẩm thực Brunei là sự kết hợp hài hòa giữa các món ăn cơ bản trong ẩm thực Malaysia, pha trộn với hương vị của Trung Quốc và Ấn Độ. Thêm vào đó, việc sử dụng các phụ gia như mắm tôm, sả, nước cốt dừa, me và nghệ tạo cho món ăn Brunei sự khác biệt và độc đáo hơn. Món ăn Brunei được chế biến từ nhiều loại rau quả, thịt, gia vị, thảo dược và hương liệu. Quốc hồn ẩm thực của đất nước này là bò xiên nướng sa tế với nước xốt đậu phộng cay và các món ăn kèm như ambuyat (chế biến từ thân cây sago bào nhuyễn), bánh kelupis với càri bò và các món cá nướng theo nhiều cách tẩm ướp khác nhau... Chuyên gia đầu bếp đến từ Brunei sẽ tới HN trong dịp này để phô diễn tài năng.
Theo Hà Thành - Báo Lao Động
Labels:
Tin tức
2/20/2012
Lẩu ngon nhờ… “hàng nằm”
Gà vịt chết được gọi là “hàng nằm”. “Dân làm lẩu toàn lấy loại hàng này, mất cánh hoặc thâm tím cũng không vấn đề gì”, anh P., chủ gian hàng buôn bán gia cầm tại chợ đầu mối phía Nam (Hà Nội), tiết lộ
Cúm A (H5N1) đang bùng phát trở lại sau 2 năm vắng bóng khiến 2 người vừa tử vong. Nhưng ở một số chợ đầu mối ở Hà Nội, gia cầm không rõ nguồn gốc vẫn bày bán tràn lan, trong đó không ít gia cầm chết.
Đi buôn gà, sướng nhất là mua được cả đàn gà bệnh
Một gian hàng bán gà, nội tạng đông lạnh ở chợ đầu mối phía Nam |
Trong vai một chủ quán cơm bình dân muốn tìm gia cầm giá rẻ tại chợ đầu mối phía Nam và chợ đầu mối Long Biên, chúng tôi chứng kiến những hình ảnh kinh hoàng về mua, bán gia cầm chết với giá “bèo”.
Ghé một gian hàng nằm giữa khu buôn bán, giết mổ gia cầm tại chợ đầu mối phía Nam, tôi được hai vợ chồng chủ hàng giới thiệu giá từng loại hàng. Biết tôi có nhu cầu tìm gà, ngan chết, anh chồng tên P. xởi lởi: “Quán cơm thì không cần hàng ngon, cứ lấy 'hàng nằm' thôi. Loại chết còn đỏ thịt thì 25.000/kg, ngan chết thì 30.000 - 40.000/kg.
Muốn lấy bao nhiêu cũng có”. Chỉ tay vào đống gà bốc mùi trước mặt, anh P. thao thao: “Dân làm lẩu toàn lấy loại hàng này, mất cánh hoặc thâm tím cũng không vấn đề gì”.
Anh P. cho biết thêm, đi buôn gà sướng nhất là mua được cả đàn gà bị bệnh, giá rẻ bán ra lãi 20.000 - 30.000 đồng/kg. Con nào khỏe khỏe chút vẫn bán hàng tươi bình thường, ốm (bệnh) thì mổ đem ra chợ bán, còn chết thì thịt ướp lạnh, cung cấp cho các quán cơm. Vợ chủ hàng thêm vào câu chuyện với lời khẳng định: “Ngan hay gà chết tụi em vẫn bán bình thường. Vấn đề là thịt còn đỏ hay đã thâm tím thì giá chênh nhau chút. Nói chung, muốn hàng gì cũng có”.
Sang một gian hàng khác trong dãy, cô chủ hàng tên T. hồ hởi: “Toàn ngan, gà từ chợ gia cầm Hà Vĩ (Thường Tín, Hà Nội), về ấy mà. Chú mở quán bình dân thì lấy loại chết còn đỏ này mà bán, giá rẻ, chị em kiếm mỗi người ít lãi”.
Lang thang qua gần 30 gian hàng thuộc khu buôn bán gia cầm trong chợ đầu mối phía Nam, cùng các gian hàng gia cầm trong chợ Long Biên, có đến hơn một nửa sẵn sàng cung cấp ngan, gà chết với số lượng lớn. Một chủ hàng tên Q. trong chợ Long Biên, khẳng định: “Mở quán cơm mà lấy hàng ngon thì làm sao có lãi. Gà chết giá rẻ, nấu chín lên có mà trời biết. Các quán cơm, nhà hàng họ toàn ra đây lấy hàng”.
Bán chứ ăn đâu mà sợ
Ngoài các loại gia cầm thì thịt gà, đùi gà, tỏi gà, lòng mề gà đông lạnh nhập lậu từ Trung Quốc cũng được bày bán công khai tại các gian hàng trong chợ. So với hàng tươi sống, hàng đông lạnh giá “mềm” hơn khá nhiều. Tùy vào lượng hàng mua mà chủ hàng sẽ đưa ra những mức giá khác nhau. Trung bình giá một kg đùi gà đông lạnh là 30.000 - 35.000 đồng và một kg lòng mề đông lạnh cũng chỉ có 40.000 đồng. Tuy nhiên chất lượng của nó thì người bán nhất định không nói.
Khi chúng tôi đề cập đến dịch cúm gia cầm đang hoành hành, chủ hàng tên T. thản nhiên: “Bán thôi chứ mình có ăn đâu mà sợ, hơn nữa lại suốt ngày tiếp xúc với nó, ngửi mùi đã sợ rồi. Hàng đông lạnh hay hàng gà ốm chết chủ yếu bán cho các quán cơm vỉa hè, quán nhậu thôi”.
Vào cửa hàng của chị H., chuyên bán mặt hàng gia cầm và thịt gia cầm đông lạnh trong chợ đầu mối phía Nam, chúng tôi còn được chính chủ hàng tiếp thị: “Mua đồ đông lạnh này về để vài tháng cũng không sao. Hàng chết thì phải làm ngay. Nhưng không nên ăn những loại hàng này”.
Theo Sa Hà - Báo Đất Việt
Ghé một gian hàng nằm giữa khu buôn bán, giết mổ gia cầm tại chợ đầu mối phía Nam, tôi được hai vợ chồng chủ hàng giới thiệu giá từng loại hàng. Biết tôi có nhu cầu tìm gà, ngan chết, anh chồng tên P. xởi lởi: “Quán cơm thì không cần hàng ngon, cứ lấy 'hàng nằm' thôi. Loại chết còn đỏ thịt thì 25.000/kg, ngan chết thì 30.000 - 40.000/kg.
Muốn lấy bao nhiêu cũng có”. Chỉ tay vào đống gà bốc mùi trước mặt, anh P. thao thao: “Dân làm lẩu toàn lấy loại hàng này, mất cánh hoặc thâm tím cũng không vấn đề gì”.
Anh P. cho biết thêm, đi buôn gà sướng nhất là mua được cả đàn gà bị bệnh, giá rẻ bán ra lãi 20.000 - 30.000 đồng/kg. Con nào khỏe khỏe chút vẫn bán hàng tươi bình thường, ốm (bệnh) thì mổ đem ra chợ bán, còn chết thì thịt ướp lạnh, cung cấp cho các quán cơm. Vợ chủ hàng thêm vào câu chuyện với lời khẳng định: “Ngan hay gà chết tụi em vẫn bán bình thường. Vấn đề là thịt còn đỏ hay đã thâm tím thì giá chênh nhau chút. Nói chung, muốn hàng gì cũng có”.
Sang một gian hàng khác trong dãy, cô chủ hàng tên T. hồ hởi: “Toàn ngan, gà từ chợ gia cầm Hà Vĩ (Thường Tín, Hà Nội), về ấy mà. Chú mở quán bình dân thì lấy loại chết còn đỏ này mà bán, giá rẻ, chị em kiếm mỗi người ít lãi”.
Lang thang qua gần 30 gian hàng thuộc khu buôn bán gia cầm trong chợ đầu mối phía Nam, cùng các gian hàng gia cầm trong chợ Long Biên, có đến hơn một nửa sẵn sàng cung cấp ngan, gà chết với số lượng lớn. Một chủ hàng tên Q. trong chợ Long Biên, khẳng định: “Mở quán cơm mà lấy hàng ngon thì làm sao có lãi. Gà chết giá rẻ, nấu chín lên có mà trời biết. Các quán cơm, nhà hàng họ toàn ra đây lấy hàng”.
Bán chứ ăn đâu mà sợ
Khách hàng chủ yếu mua gia cầm chết là các quán ăn |
Ngoài các loại gia cầm thì thịt gà, đùi gà, tỏi gà, lòng mề gà đông lạnh nhập lậu từ Trung Quốc cũng được bày bán công khai tại các gian hàng trong chợ. So với hàng tươi sống, hàng đông lạnh giá “mềm” hơn khá nhiều. Tùy vào lượng hàng mua mà chủ hàng sẽ đưa ra những mức giá khác nhau. Trung bình giá một kg đùi gà đông lạnh là 30.000 - 35.000 đồng và một kg lòng mề đông lạnh cũng chỉ có 40.000 đồng. Tuy nhiên chất lượng của nó thì người bán nhất định không nói.
Khi chúng tôi đề cập đến dịch cúm gia cầm đang hoành hành, chủ hàng tên T. thản nhiên: “Bán thôi chứ mình có ăn đâu mà sợ, hơn nữa lại suốt ngày tiếp xúc với nó, ngửi mùi đã sợ rồi. Hàng đông lạnh hay hàng gà ốm chết chủ yếu bán cho các quán cơm vỉa hè, quán nhậu thôi”.
Vào cửa hàng của chị H., chuyên bán mặt hàng gia cầm và thịt gia cầm đông lạnh trong chợ đầu mối phía Nam, chúng tôi còn được chính chủ hàng tiếp thị: “Mua đồ đông lạnh này về để vài tháng cũng không sao. Hàng chết thì phải làm ngay. Nhưng không nên ăn những loại hàng này”.
Theo Sa Hà - Báo Đất Việt
Labels:
Tin tức
Kinh doanh ế ẩm vì điểm trông xe bị 'xóa sổ'
10h sáng cuối tuần, các cửa hàng trên tuyến Bà Triệu, Hàng Bài, phố Huế (Hà Nội), đều vắng khách. Bảo vệ, nhân viên cửa hàng ngồi tán chuyện chơi game.
>> Đề nghị rút giấy phép nếu nhà hàng không có bãi giữ xe
"Từ 2 hôm nay, khách đi đâu hết cả. Bình thường giờ này đông khách lắm, nhưng giờ tuyệt nhiên không ai đến. Có người bảo, mua quyển sách mấy chục nghìn, bị bắt xe, phạt hàng trăm nghìn, quá tội, nên hầu như chẳng ai ghé cửa hàng", cô Thúy, bán sách, truyện tranh đầu phố Bà Triệu cho biết. Theo cô Thúy, từ khi thành phố thực hiện cấm trông giữ xe trên vỉa hè, lòng đường, doanh thu bán hàng sụt hẳn.
Đứng co ro dưới trời lạnh 16 độ C, ông Phan Mậu, bảo vệ cửa hàng quần áo đầu Bà Triệu cũng bày tỏ, 10h trưa là lúc đông khách nhất, nhưng từ hôm 15/2, khi quy định cấm dừng, đỗ xe có hiệu lực, thì ế khách hoàn toàn. Ông kể, từ sáng, chưa có khách nào vào mua hàng. Từ hôm 15/2, nếu có vài người vào xem, ông ngồi ngoài trông xe cho khách, vừa trông vừa nơm nớp lo lực lượng chức năng đi dẹp.
Chung cảnh ngộ, chị Hương, nhân viên một cửa hàng đồ jeans cũng thông tin, doanh số bán hàng giảm 20% so với trước 15/2. "Mấy ngày trước, trung bình mỗi hôm bán được 30 sản phẩm, nay chỉ còn khoảng hơn 20. Số khách đi xe máy đến mua hàng giảm hẳn, vì không biết để xe ở đâu", chị nói. Nhân viên bán hàng thay phiên nhau trông xe cho khách. Khi cơ quan chức năng đi dẹp, xe của khách được dắt tạm vào cửa hàng. "Song vì mặt bằng hẹp, nên chỉ dám để 1- 2 xe, còn lại, phải nói khéo để khách đi gửi hoặc lúc khác vào mua hàng", chị Hương ngao ngán kể.
Phần lớn các tiểu thương trên tuyến phố trung tâm cho biết, từ khi quy định cấm dừng, đỗ xe ở lòng đường, vỉa hè có hiệu lực, việc bán hàng bị ảnh hưởng nặng nề. "Bình thường, 11h đến 12h là lúc quán đông nghịt khách, nhưng 2 hôm nay, chỉ có vài người ghé cửa hàng. Lượng thực phẩm lấy về cũng ít hơn hẳn so với mọi khi", bà Ngọc, chủ quán cơm 53A Hàng Bài cho biết. Tầng 1 quán này, lúc 11h30 trưa, chỉ có 7 khách đang ngồi ăn. Trên tầng 2, không một bóng người. "Tiền thuê cửa hàng mỗi tháng 50 triệu đồng, lại phải trả lương hàng chục nhân viên, nếu kinh doanh ế ẩm như thế này, chắc tôi phải tính phương án khác, không thì không đủ bù lỗ", bà nói.
Không chỉ ảnh hưởng đến công việc kinh doanh, quy định cấm bãi gửi xe, dừng đỗ xe còn khiến cho công việc của những người làm nghề kinh doanh tự do bị xáo trộn. Chị Hải, nhân viên bán hàng thời trang trên phố Hàng Bài cho biết, bình thường, chị vẫn gửi xe tại một bãi tư nhân trong ngõ với giá 5.000 đồng một chiếc. Nhưng 2 hôm nay, bãi giữ xe cũng từ chối nhận khách. Bất đắc dĩ, chị Hải và một số nhân viên khác phải để xe nằm ngang cửa hàng. "Giờ, có bị bắt xe, cũng đành chịu, vì không có chỗ nào để nữa, cửa hàng thì nhỏ hẹp, không thể để vào trong", nhân viên này tâm sự.
Anh Dũng, nhân viên một quán ăn trên phố Huế cũng cho biết đã tính đến chuyện đi xe buýt đi làm. Mấy hôm nay, không tìm được chỗ gửi xe, anh Dũng phải nhờ bạn chở đi làm. "Giờ đi xe buýt cũng bất tiện, vì từ nhà mình ra bến đã 1,5 km, lại lo giờ cao điểm, tắc đường, tối về muộn hết xe, nên chưa biết phải làm thế nào cho hợp lý", anh nói.
Một số cửa hàng kinh doanh khác để xe của khách vào bên trong, song chỉ là giải pháp tạm thời. "Chúng tôi không phản đối chủ trương của thành phố, nhưng cũng mong các cơ quan chức năng xem xét có phương án hỗ trợ điểm trông giữ xe. Tình trạng này mà kéo dài thêm, chắc nhiều người sập tiệm", anh Cường, quản lý quán cafe 31 Bà Triệu nêu ý kiến.
Theo bà Ngọc, chủ quán cơm trên phố Hàng Bài, việc cấm xe ô tô đỗ ở lòng đường, vỉa hè hoàn toàn phù hợp để giảm ùn tắc giao thông. Tuy nhiên, tiểu thương này cũng đề xuất, với các tuyến phố có vỉa hè rộng như Bà Triệu, phố Huế, Hàng Bài..., cơ quan chức năng nên xem xét cho để xe hàng một. "Làm như vậy, vẫn có chỗ cho người đi bộ, mà người kinh doanh cũng thuận tiện hơn", bà Ngọc chia sẻ.
Theo Thanh Tùng - Hà Đan - VnExpress
>> Đề nghị rút giấy phép nếu nhà hàng không có bãi giữ xe
"Từ 2 hôm nay, khách đi đâu hết cả. Bình thường giờ này đông khách lắm, nhưng giờ tuyệt nhiên không ai đến. Có người bảo, mua quyển sách mấy chục nghìn, bị bắt xe, phạt hàng trăm nghìn, quá tội, nên hầu như chẳng ai ghé cửa hàng", cô Thúy, bán sách, truyện tranh đầu phố Bà Triệu cho biết. Theo cô Thúy, từ khi thành phố thực hiện cấm trông giữ xe trên vỉa hè, lòng đường, doanh thu bán hàng sụt hẳn.
Đứng co ro dưới trời lạnh 16 độ C, ông Phan Mậu, bảo vệ cửa hàng quần áo đầu Bà Triệu cũng bày tỏ, 10h trưa là lúc đông khách nhất, nhưng từ hôm 15/2, khi quy định cấm dừng, đỗ xe có hiệu lực, thì ế khách hoàn toàn. Ông kể, từ sáng, chưa có khách nào vào mua hàng. Từ hôm 15/2, nếu có vài người vào xem, ông ngồi ngoài trông xe cho khách, vừa trông vừa nơm nớp lo lực lượng chức năng đi dẹp.
Vỉa hè phố Bà Triệu không có xe máy. Nhiều cửa hàng kinh doanh tại đây để xe của khách bên trong vì sợ lực lượng chức năng đi kiểm tra. |
Chung cảnh ngộ, chị Hương, nhân viên một cửa hàng đồ jeans cũng thông tin, doanh số bán hàng giảm 20% so với trước 15/2. "Mấy ngày trước, trung bình mỗi hôm bán được 30 sản phẩm, nay chỉ còn khoảng hơn 20. Số khách đi xe máy đến mua hàng giảm hẳn, vì không biết để xe ở đâu", chị nói. Nhân viên bán hàng thay phiên nhau trông xe cho khách. Khi cơ quan chức năng đi dẹp, xe của khách được dắt tạm vào cửa hàng. "Song vì mặt bằng hẹp, nên chỉ dám để 1- 2 xe, còn lại, phải nói khéo để khách đi gửi hoặc lúc khác vào mua hàng", chị Hương ngao ngán kể.
Phần lớn các tiểu thương trên tuyến phố trung tâm cho biết, từ khi quy định cấm dừng, đỗ xe ở lòng đường, vỉa hè có hiệu lực, việc bán hàng bị ảnh hưởng nặng nề. "Bình thường, 11h đến 12h là lúc quán đông nghịt khách, nhưng 2 hôm nay, chỉ có vài người ghé cửa hàng. Lượng thực phẩm lấy về cũng ít hơn hẳn so với mọi khi", bà Ngọc, chủ quán cơm 53A Hàng Bài cho biết. Tầng 1 quán này, lúc 11h30 trưa, chỉ có 7 khách đang ngồi ăn. Trên tầng 2, không một bóng người. "Tiền thuê cửa hàng mỗi tháng 50 triệu đồng, lại phải trả lương hàng chục nhân viên, nếu kinh doanh ế ẩm như thế này, chắc tôi phải tính phương án khác, không thì không đủ bù lỗ", bà nói.
Không chỉ ảnh hưởng đến công việc kinh doanh, quy định cấm bãi gửi xe, dừng đỗ xe còn khiến cho công việc của những người làm nghề kinh doanh tự do bị xáo trộn. Chị Hải, nhân viên bán hàng thời trang trên phố Hàng Bài cho biết, bình thường, chị vẫn gửi xe tại một bãi tư nhân trong ngõ với giá 5.000 đồng một chiếc. Nhưng 2 hôm nay, bãi giữ xe cũng từ chối nhận khách. Bất đắc dĩ, chị Hải và một số nhân viên khác phải để xe nằm ngang cửa hàng. "Giờ, có bị bắt xe, cũng đành chịu, vì không có chỗ nào để nữa, cửa hàng thì nhỏ hẹp, không thể để vào trong", nhân viên này tâm sự.
Bà Ngọc, chủ quán cơm trên phố Hàng Bài (Hà Nội) cho biết, 11h30 trưa, tầng 2 không một bóng khách trong khi ngày thường chật kín. |
Anh Dũng, nhân viên một quán ăn trên phố Huế cũng cho biết đã tính đến chuyện đi xe buýt đi làm. Mấy hôm nay, không tìm được chỗ gửi xe, anh Dũng phải nhờ bạn chở đi làm. "Giờ đi xe buýt cũng bất tiện, vì từ nhà mình ra bến đã 1,5 km, lại lo giờ cao điểm, tắc đường, tối về muộn hết xe, nên chưa biết phải làm thế nào cho hợp lý", anh nói.
Một số cửa hàng kinh doanh khác để xe của khách vào bên trong, song chỉ là giải pháp tạm thời. "Chúng tôi không phản đối chủ trương của thành phố, nhưng cũng mong các cơ quan chức năng xem xét có phương án hỗ trợ điểm trông giữ xe. Tình trạng này mà kéo dài thêm, chắc nhiều người sập tiệm", anh Cường, quản lý quán cafe 31 Bà Triệu nêu ý kiến.
Theo bà Ngọc, chủ quán cơm trên phố Hàng Bài, việc cấm xe ô tô đỗ ở lòng đường, vỉa hè hoàn toàn phù hợp để giảm ùn tắc giao thông. Tuy nhiên, tiểu thương này cũng đề xuất, với các tuyến phố có vỉa hè rộng như Bà Triệu, phố Huế, Hàng Bài..., cơ quan chức năng nên xem xét cho để xe hàng một. "Làm như vậy, vẫn có chỗ cho người đi bộ, mà người kinh doanh cũng thuận tiện hơn", bà Ngọc chia sẻ.
Theo Thanh Tùng - Hà Đan - VnExpress
Labels:
Tin tức
2/19/2012
Mức độ an toàn trên vịnh Hạ Long đã được cải thiện rõ nét
Một năm trước, vào ngày 17/2/2011, một chiếc thuyền chở du khách đã bị chìm trong vùng thắng cảnh của vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) làm 12 người thiệt mạng, trong đó có nhiều du khách ngoại quốc. Sự kiện này đã nhanh chóng lan truyền trên toàn thế giới, ảnh hưởng rõ rệt tới lượng khách du lịch đến Hạ Long.
Để bảo đảm an toàn tuyệt đối cho du khách khi đến tham quan vịnh Hạ Long, trong năm qua, chính quyền địa phương đã phối hợp với các bộ, ngành chức năng, các công ty du lịch... tăng cường công tác đầu tư nâng cấp các loại trang thiết bị trong các khách sạn, nhà hàng, trên các phương tiện vận chuyển, du thuyền, nâng cao chất lượng phục vụ, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra... Nhờ đó, đã mang lại hiệu quả rất khả quan, đặc biệt là mức độ an toàn cho du khách trên Vịnh đã được cải thiện rõ nét. Theo báo cáo sơ bộ của Ban Quản lý, trong năm qua không xẩy ra trường hợp tai nạn đáng tiếc nào đối với du khách đến tham quan vịnh Hạ Long.
Ông Cheveux Armand, Giám đốc Phát triển Kinh doanh, Công ty Du thuyền Bhaya cho biết: "Mức độ an toàn nói chung trên vịnh đang ngày càng được cải thiện. Chính quyền Hạ Long nêu cao vấn đề an toàn trên vịnh. Đặc biệt đối với các tàu ngủ đêm, đoàn thanh tra thường xuyên kiểm tra xem có chở quá số lượng hay không, các thiết bị an toàn như thế nào, để bảo đảm mức độ an toàn cao nhất".
Còn theo đánh giá của ông Nguyễn Văn Giang, Thuyền trưởng Du thuyền Bhaya,"trước mỗi hành trình, du khách đều được nghe thuyền trưởng thông báo khá kĩ về công dụng của các thiết bị an toàn trên tàu như chuông báo cháy, bình cứu hỏa, vòi nước dập lửa, bè, phao và áo phao cứu sinh, búa và đèn cứu hộ, túi cứu thương... Khách du lịch cũng được hướng dẫn chi tiết cách sơ tán theo các đường thoát hiểm trong tình trạng khẩn cấp".
Một đánh giá khác về mức độ an toàn trên vịnh Hạ Long hết sức khách quan đó là, sau khi vịnh Hạ Long được lọt vào danh sách 7 kì quan thiên nhiên mới của thế giới, BBC đã cử nữ nhà báo Carmen Roberts và đoàn làm phim đến Hạ Long khảo sát, đưa tin về tình hình an toàn du lịch vịnh Hạ Long hiện nay.
Ngày 16/2 vừa qua, BBC đã phát chương trình đánh giá mức độ an toàn trên vịnh Hạ Long sau 1 năm xảy ra vụ chìm tàu du lịch. BBC ghi nhận mức độ an toàn trên vịnh Hạ Long đã được cải thiện rất nhiều so với năm 2011.
Đoạn phim phát sóng thể hiện đánh giá tốt của đoàn làm phim và giới thiệu khá rõ về những thay đổi tích cực của Hạ Long, từ việc chính quyền địa phương giám sát chặt chẽ hơn, các tàu có độ an toàn cao hơn tới việc đưa hình ảnh cụ thể về các vật dụng cứu hộ, thiết bị an toàn... được trang bị đầy đủ, có thể làm yên lòng du khách.
Cũng theo BBC, nhằm bảo đảm tiêu chuẩn an toàn cao hơn với những tàu sau này, chính quyền Hạ Long đã ra lệnh cấm đóng mới tàu vỏ gỗ, phải bằng kim loại tốt, ưu tiên hoạt động cho những đội tàu vỏ sắt hiện nay như Emeraude hay đặc biệt là du thuyền 5 sao Âu Cơ sắp hạ thủy vào tháng 3 tới.
Trong chuyến công tác, đoàn nhà báo cũng đã tới thăm xưởng đóng tàu Âu Cơ ở Hải Phòng và chứng kiến Âu Cơ đã tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn an toàn trên vịnh.
BBC khẳng định, cùng với nỗ lực của chính quyền địa phương và các chủ tàu trong các hoạt động tăng cường mức an toàn cho du khách trên vịnh, đồng thời tích cực xúc tiến các hoạt động quảng bá hình ảnh, vịnh Hạ Long đang lấy lại được niềm tin của du khách khắp nơi trên thế giới, họ đã quay trở lại và an tâm với những hải trình qua đêm trên vịnh.
Để bảo đảm an toàn tuyệt đối cho du khách khi đến tham quan vịnh Hạ Long, trong năm qua, chính quyền địa phương đã phối hợp với các bộ, ngành chức năng, các công ty du lịch... tăng cường công tác đầu tư nâng cấp các loại trang thiết bị trong các khách sạn, nhà hàng, trên các phương tiện vận chuyển, du thuyền, nâng cao chất lượng phục vụ, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra... Nhờ đó, đã mang lại hiệu quả rất khả quan, đặc biệt là mức độ an toàn cho du khách trên Vịnh đã được cải thiện rõ nét. Theo báo cáo sơ bộ của Ban Quản lý, trong năm qua không xẩy ra trường hợp tai nạn đáng tiếc nào đối với du khách đến tham quan vịnh Hạ Long.
Ông Cheveux Armand, Giám đốc Phát triển Kinh doanh, Công ty Du thuyền Bhaya cho biết: "Mức độ an toàn nói chung trên vịnh đang ngày càng được cải thiện. Chính quyền Hạ Long nêu cao vấn đề an toàn trên vịnh. Đặc biệt đối với các tàu ngủ đêm, đoàn thanh tra thường xuyên kiểm tra xem có chở quá số lượng hay không, các thiết bị an toàn như thế nào, để bảo đảm mức độ an toàn cao nhất".
Còn theo đánh giá của ông Nguyễn Văn Giang, Thuyền trưởng Du thuyền Bhaya,"trước mỗi hành trình, du khách đều được nghe thuyền trưởng thông báo khá kĩ về công dụng của các thiết bị an toàn trên tàu như chuông báo cháy, bình cứu hỏa, vòi nước dập lửa, bè, phao và áo phao cứu sinh, búa và đèn cứu hộ, túi cứu thương... Khách du lịch cũng được hướng dẫn chi tiết cách sơ tán theo các đường thoát hiểm trong tình trạng khẩn cấp".
Một đánh giá khác về mức độ an toàn trên vịnh Hạ Long hết sức khách quan đó là, sau khi vịnh Hạ Long được lọt vào danh sách 7 kì quan thiên nhiên mới của thế giới, BBC đã cử nữ nhà báo Carmen Roberts và đoàn làm phim đến Hạ Long khảo sát, đưa tin về tình hình an toàn du lịch vịnh Hạ Long hiện nay.
Ngày 16/2 vừa qua, BBC đã phát chương trình đánh giá mức độ an toàn trên vịnh Hạ Long sau 1 năm xảy ra vụ chìm tàu du lịch. BBC ghi nhận mức độ an toàn trên vịnh Hạ Long đã được cải thiện rất nhiều so với năm 2011.
Đoạn phim phát sóng thể hiện đánh giá tốt của đoàn làm phim và giới thiệu khá rõ về những thay đổi tích cực của Hạ Long, từ việc chính quyền địa phương giám sát chặt chẽ hơn, các tàu có độ an toàn cao hơn tới việc đưa hình ảnh cụ thể về các vật dụng cứu hộ, thiết bị an toàn... được trang bị đầy đủ, có thể làm yên lòng du khách.
Cũng theo BBC, nhằm bảo đảm tiêu chuẩn an toàn cao hơn với những tàu sau này, chính quyền Hạ Long đã ra lệnh cấm đóng mới tàu vỏ gỗ, phải bằng kim loại tốt, ưu tiên hoạt động cho những đội tàu vỏ sắt hiện nay như Emeraude hay đặc biệt là du thuyền 5 sao Âu Cơ sắp hạ thủy vào tháng 3 tới.
Trong chuyến công tác, đoàn nhà báo cũng đã tới thăm xưởng đóng tàu Âu Cơ ở Hải Phòng và chứng kiến Âu Cơ đã tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn an toàn trên vịnh.
BBC khẳng định, cùng với nỗ lực của chính quyền địa phương và các chủ tàu trong các hoạt động tăng cường mức an toàn cho du khách trên vịnh, đồng thời tích cực xúc tiến các hoạt động quảng bá hình ảnh, vịnh Hạ Long đang lấy lại được niềm tin của du khách khắp nơi trên thế giới, họ đã quay trở lại và an tâm với những hải trình qua đêm trên vịnh.
Theo Huyền Thương - Thanh Tra
Labels:
Tin tức
2/17/2012
Đề nghị rút giấy phép nếu nhà hàng không có bãi giữ xe
Cho rằng nhiều nhà hàng ăn uống chiếm dụng vỉa hè làm chỗ giữ xe cho khách, Chủ tịch HĐND TP HCM Nguyễn Thị Quyết Tâm đề nghị Sở Giao thông tham mưu với UBND rút giấy phép kinh doanh những cơ sở này.
Chiều 16/1, tại buổi làm việc với Sở Giao thông Vận tải, Chủ tịch HĐND TP HCM Nguyễn Thị Quyết Tâm cho biết, hiện nay tình trạng các nhà hàng, tiệm kinh doanh ăn uống mọc lên rất nhiều. Những nơi này đã lấn chiếm vỉa hè làm nơi giữ xe cho khách như đường Tú Xương, Lê Quý Đôn...
Cho rằng điều này sẽ làm cho tình trạng ùn tắc giao thông thêm phức tạp, vị Chủ tịch HĐND đề nghị Sở Giao thông Vận tải tham mưu với UBND thành phố xem xét rút giấy phép kinh doanh đối với những nhà hàng, cơ sở không có bãi giữ xe.
Nơi kinh doanh chiếm dụng lòng đường làm chỗ để xe. |
Cũng tại cuộc họp, vấn đề hạn chế xe cá nhân được đưa ra bàn thảo. Sở Giao thông kiến nghị HĐND thành phố sớm xem xét ủng hộ dự án thu phí ôtô lưu thông vào khu vực trung tâm nhằm hạn chế ùn tắc. Ngoài ra, Sở này còn kiến nghị thêm với thành phố một số giải pháp cấp bách, trong đó đề nghị tăng lệ phí xe ôtô trước bạ dưới 10 chỗ lên 20% từ ngày 1/7, thay vì mức 15% như hiện nay.
Tuy nhiên, đối với giải pháp "thu phí ôtô vào trung tâm thành phố", bà Nguyễn Thị Quyết Tâm yêu cầu Sở Giao thông Vận tải cần có những "hội nghị chuyên đề" riêng để trình bày và giải thích tính khả thi mới có thể có quyết định vì dự án này đã có rất nhiều ý kiến tranh cãi.
Liên quan đến giải pháp tăng phí trước bạ lên 20%, đại biểu Dương Văn Nhân cho rằng sẽ không khả thi. "Hà Nội đã tăng phí ôtô trước bạ lên 20% rồi nhưng có bảo đảm là giảm được việc gia tăng ôtô không? Hơn nữa, thành phố vừa tăng phí trước bạ ôtô từ 10% lên 15 % đầu năm nay, tôi nghĩ giải pháp này chắc chắn sẽ không được HĐND thông qua trong kỳ họp sắp tới", ông Lâm nói.
Theo báo cáo của Sở Giao thông Vận tải, trong năm 2011 số phương tiện cá nhân trên địa bàn tiếp tục gia tăng rất mạnh. Cụ thể đã tăng gần 637.000 xe (tương đương 13%) gây nên tình trạng quá tải của hệ thống giao thông đô thị.
Đến hết năm 2011, tổng số phương tiện trên địa bàn là hơn 5,5 triệu xe, trong đó riêng xe máy là hơn 5 triệu. Chưa kể hàng ngày có trên một triệu môtô, gắn máy và hơn 60.000 xe tải từ các tỉnh lưu thông qua TP HCM.
Theo Hữu Công - VnExpress
Labels:
Tin tức
2/13/2012
Nhà hàng, khách sạn đua khuyến mãi ngày Valentine
Nhằm hút khách những cặp đôi uyên ương tận hưởng những giây phút ngọt ngào một cách hoàn hảo, nhiều nhà hàng, khách sạn ở Hà Nội đã đua nhau tung ra các thực đơn và mức giá đặc biệt, chương trình chỉ dành riêng cho ngày 14.2…
Có thể nói mức giá để tổ chức một bữa tiệc của các khách sạn sang được cạnh tranh khá mạnh, với nhiều chương trình khác nhau để các cặp đôi có thể lựa chọn cho mình một bữa tiệc phù hợp nhất.
Tại khách sạn Movenpick Hà Nội, ngoài việc tặng bữa sáng miễn phí dành cho hai người, các cặp đôi sẽ được thưởng thức bữa tối lãng mạn bên ánh nến, một đêm nghỉ tại phòng deluxe thượng hạng, với dâu tây, sô cô la và rượu sâm-panh phục vụ tại phòng khi đặt gói dịch vụ trọn gói mừng lễ Tình nhân.
Khách sạn Melia Hà Nội cũng tổ chức bữa tối lãng mạn trong tiếng nhạc của các nhạc công chơi tại bàn với tiệc tối tự chọn được miễn phí rượu vang, bia tươi và nước ngọt…
Không chỉ cạnh tranh về thực đơn, các khách sạn sang trọng cũng cạnh tranh về giá cả cho bữa tiệc ngày Valentine năm nay. |
Trong khi đó, khách sạn Hilton Hanoi Opera lại tổ chức bữa tối lãng mạn tại nhà hàng “Ba Miền” hoặc tiệc buffet ở nhà hàng “Chez Manon” tất cả đều giá 30USD…
Thực đơn tại các nhà hàng của khách sạn Sofitel Plaza Hanoi cũng có nhiều loại giá khác nhau như: nhà hàng Brasserie Westlake (38USD/người, không kèm rượu hoặc 55USD/người, có kèm rượu vang); nhà hàng Summit Lounge: 30USD/2 người (gồm một ly cocktail “Men tình” cho mỗi người, hoa hồng và sô cô la cho phái đẹp).
Rượu sâm-panh uống thoải mái, thực đơn có 6 món dành cho hai người chỉ có giá 29,99 USD tại nhà hàng La Paix của khách sạn Hòa Bình Palace. Sang trọng hơn, tại nhà hàng Vine, thực đơn giá 100USD/người, gồm trứng cá hồi, gan ngỗng béo, tôm hùm thịt bò nhập khẩu… cùng nhiều loại rượu vang, sâmbanh, kèm hoa tặng và quà lãng mạn.
Ngoài ra, thực đơn đặc biệt tại khách sạn Daewoo Hà Nội dành cho 2 người với giá 299 USD gồm một đêm nghỉ kèm một chai sâm-panh, dâu tây và chocolate trong phòng, bữa tối tại nhà hàng “La Paix”.
Nhà hàng đua tặng quà lãng mạn
Một thực đơn “Tình Yêu” đặc biệt được tạo ra chỉ dành riêng cho ngày Valentine tại nhà hàng Hoa Hồng của khách sạn Quốc tế Bảo Sơn dưới ánh nến lung linh cùng những cánh hồng được trang trí tinh tế trên bàn tiệc trong không khí sang trọng, lãng mạn với những giai điệu du dương do nghệ sĩ guitar.
Trong tối 14.2, nhà hàng chỉ phục vụ setmenu Valentine với giá 599.000 đồng/người kèm 1 bánh ga tô tráng miệng hình trái tim cho 2 người trong ngày lễ tình nhân… đặc biệt cặp đôi sẽ được tặng một ly cocktail “Love story” miễn phí và cùng nhận một một món quà của nhà hàng.
Nhà hàng Amanda lại chọn cách in chiếc thiệp có tên hai người để tặng các cặp đôi kèm theo một món quà khác của nhà hàng. Cũng với một không gian riêng tư và ấm cúng bên cạnh ánh nến, hương hoa hồng, nhà hàng này có vẻ muốn thu hút nhiều khách hàng khi tung ra mức giá khá “mềm” 150.000 đồng/ người.
Công viên nước Hồ Tay cũng là điểm đến khá thú vị đối với các cặp đôi trong ngày lễ Tình nhân. |
Nếu muốn cùng người thương yêu ngắm nhìn những góc lãng mạn và cổ điển của Hà thành, các cặp đôi sẽ có sự lựa chọn tại hệ thống nhà hàng My Way với thực đơn với nhiều món ăn hấp dẫn và 350.000đ/2 người là giá chỉ dành cho ngày Valentine.
Ngoài ra, công viên nước Hồ Tây cũng là điểm đến khá thú vị ở Hà Nội cho các cặp đôi trong ngày Lễ này. Ngoài việc được tham gia các trò chơi thú vị dành cho các cặp tình nhân thì từ 16 giờ đến 22 giờ sẽ là những bữa tiệc được tổ chức ở “khu vườn tình yêu” với hoa hồng, nến, chocolate và cùng đắm mình trong những giai điệu du dương của tiếng đàn guitare, ngắm nhìn trái tim khổng lồ được làm bằng rất nhiều những dải lụa đỏ. Đặc biệt, thực khách còn được thưởng thức các giọng ca của rất nhiều ca sĩ trẻ như Phương Linh- Hà Anh Tuấn, Phương Anh – Cao Thái Sơn, Việt Tú, Thu Huyền, Hoàng Chi, nhóm Màu thuỷ tinh…trong đêm tiệc.
Với những chương trình đặc biệt, phong phú như trên chắc chắn phái mày râu sẽ có thể lựa chọn được cho mình một điểm đến lãng mạn, phù hợp để bày tỏ tình cảm với nửa thế giới yêu thương của mình.
Theo Lê Thảo - Lao Động
Labels:
Tin tức
2/11/2012
Groupon báo lỗ 42,7 triệu USD trong quý 4/2011
Groupon, trang web mua hàng theo nhóm lớn nhất thế giới, bất ngờ công bố thua lỗ trong quý 4/2011. Hãng khẳng định nguyên nhân do thuế cao hơn.
Loại bỏ một số chi phí, Groupon thua lỗ khoảng 2 xu/cổ phiếu so với mức lỗ 53 xu/cổ phiếu cùng kì năm 2010; mức lỗ của Groupon trong quý 4/2011 khoảng 42,7 triệu USD.
Doanh thu quý 4/2011 của Groupon đạt 506,5 triệu USD từ mức 172,2 triệu USD. Các chuyên gia dự báo về mức lợi nhuận 3 xu/cổ phiếu trên doanh thu đạt 472,6 triệu USD. Cổ phiếu Groupon hạ tới 16% sau thông tin trên.
Hiện nay, hoạt động của Groupon đã mở rộng đến 47 quốc gia và công ty mới đây đã mở cả trụ sở mới tại Thụy Sĩ và phải đóng tổng số tới 34,8 triệu USD tiền thuế. Số lượng người dùng sản phẩm của Groupon trong 12 tháng qua tăng 20%/quý lên mức khoảng trên 33 triệu người tính đến thời điểm cuối tháng 12/2011.
Mức tăng trưởng về số lượng người dùng như vậy cao hơn 275% so với cùng kì, dù vậy vẫn còn thấp hơn dự báo của giới chuyên gia.
Doanh thu của Groupon tại các thị trường ngoài Bắc Mỹ tăng nhanh hơn so với thị trường này, doanh thu tại khu vực khác tăng hơn gấp 3 lần lên 318 triệu USD từ mức 83,9 triệu USD cùng kì. Doanh thu tại Bắc Mỹ tăng gấp đôi lên 188,5 triệu USD từ mức 88,4 triệu USD.
Trong nỗ lực cố gắng giảm sự phụ thuộc vào các thỏa thuận giảm giá sản phẩm cho doanh nghiệp địa phương như dịch vụ làm đẹp và nhà hàng, Groupon còn đang mở rộng sang nhiều lĩnh vực khác như du lịch, lợi nhuận biên thu về có thể sẽ thấp hơn.
Trong quý 4/2011, Groupon chi 156,5 triệu USD tiếp thị dịch vụ đến khách hàng, thấp hơn so với con số 200,9 triệu USD cùng kì. Tháng 10/2011, công ty công bố kế hoạch giảm chi tiêu cho quảng cáo trực tuyến.
Theo TTVN
Labels:
Tin tức
2/10/2012
Dịch vụ ăn uống ồ ạt 'nhảy' giá
Nếu giá thực phẩm tại thị trường TP HCM từ trước Tết đã ổn định và ngay sau Tết nhiều mặt hàng nhanh chóng giảm giá, thì các dịch vụ ăn uống bất chấp các điều kiện thuận lợi trên lại đồng loạt tăng giá.
Thời điểm trước Tết, việc điều chỉnh tăng giá ở các cơ sở dịch vụ ăn uống diễn ra có phần lẻ tẻ, dè dặt, phạm vị hẹp tại các quận trung tâm. Song bắt đầu từ Tết đến nay, tất cả các cửa hàng từ lớn đến nhỏ trên địa bàn thành phố đều tăng giá tùy theo quy mô, địa bàn hoạt động. Ngay cả những hàng ăn uống hoạt động theo chuỗi cũng thực hiện tăng giá đồng loạt.
Đồng loạt đổi menu!
Chị Minh, công tác tại một cơ quan truyền thông ở quận Phú Nhuận cho biết, từ sát Tết, giá các dịch vụ như cơm trưa văn phòng, cà phê tại một số điểm chị thường lui tới thuộc khu vực quận 1, 3, Phú Nhuận… đã tăng 10 - 15%. Những món ăn phổ biến như cơm, phở, bún, cháo, hủ tiếu… tăng 2.000 – 3.000 đồng/suất, có nơi tăng tới 10.000 đồng, đồ uống thì mức tăng phổ biến là 10%, có nơi đến 20%...
Không nằm trong danh mục quản lý giá là điều kiện để các cửa hàng ăn uống tùy tiện tăng giá bắt chẹt người tiêu dùng. |
Theo chị Minh việc tăng giá trong những ngày Tết có thể chấp nhận được, vì lúc này các cơ sở kinh doanh phải cộng thêm chi phí cao hơn cho nhân công, cộng với nhiều chi phí phát sinh nên việc các cơ sở kinh doanh dịch vụ điều chỉnh giá bán sản phẩm và mong “thượng đế” cùng chia sẻ là đương nhiên. Tuy nhiên, từ sau Tết đến nay, đi đến đâu cũng thấy đổi menu, bảng giá đồng loạt điều chỉnh tăng, dù mọi hoạt động đã trở lại bình thường, cả người lao động ngoại tỉnh cũng quay trở lại làm việc. Và lý do chung mà các chủ nhà hàng, quán cà phê…đưa ra lại là do giá nguyên liệu, chi phí đầu vào, là chi phí có tính quyết định giá hàng ăn uống… tăng, nên buộc phải tăng giá dịch vụ ăn uống.
Tăng vì không được quản lý giá
Thế nhưng nếu nhìn vào diễn biến giá thực phẩm tại TP HCM thì lý do mà loại hình dịch vụ này đưa ra thì có vẻ không hợp lý. Khảo sát những mặt hàng thực phẩm trên thị trường trong vòng 3 tháng trở lại đây thì gần như không có biết động tăng giá. Đặc biệt với những nhóm hàng có sức tiêu thụ mạnh phục vụ cho các cơ sở ăn uống như thịt heo, gà, rau quả… còn giảm giá mạnh.
Trước Tết, thịt heo bán lẻ các loại đã giảm từ 5.000 - 10.000 đồng/kg, sau Tết mức giảm còn mạnh hơn, chẳng hạn thịt ba rọi giảm tới hơn 20.000 đồng kg (từ 128.000 đồng/kg xuống còn 120.000 đồng/kg), các loại đùi, chân giò, sườn… cũng giảm từ 15.000 – 20.000 đồng/kg so với trước Tết, thịt gà công nghiệp trước tết giảm tới 10.000 đồng/kg, nhóm hàng rau củ cũng giảm bình quân khoảng 15%... Duy chỉ có số ít mặt hàng như thịt bò, và một số loại thủy hải sản tươi sống (tôm, mực…) tăng giá từ trước Tết.
Anh Trần Anh Tuấn, quản lý nhà hàng Hương Lài, đường Vườn Lài, phường An Phú Đông (quận 12) cho rằng, giá thực phẩm chỉ chiếm khoảng 30% giá thành sản phẩm mà các nhà hàng bán ra, còn phần lớn phải phụ thuộc vào chi phí mặt bằng, nhân công… nên thực phẩm chưa phải là yếu tố quyết định việc tăng giá.
Theo số liệu của Cục thống kê TP HCM, chỉ số giá tiêu dùng của TP HCM trong tháng 1 tăng 0,89%, trong đó nhóm hàng dịch vụ ăn uống vẫn thuộc nhóm có mức tăng cao (0,67%). Ông Nguyễn Quốc Chiến, Trưởng ban vật giá, Sở Tài chính TP HCM cho biết, theo Thông tư 22 thì chỉ một số nhóm hàng như xăng dầu, điện, sữa…. nằm trong diện kiểm soát giá, riêng các dịch vụ ăn uống không nằm trong danh mục quản lý giá của thông tư này, mà theo cơ chế thị trường. Bản thân các chủ quán ăn, nhà hàng, cà phê… cũng thừa nhận các lần điều chỉnh giá họ không phải đăng ký với cơ quan quản lý nào. Và chính điều này nên đều đặn đến Tết, các cơ sở dịch vụ ăn uống cứ đánh vào tâm lý người tiêu dùng thường thoải mái chi tiêu ngày Tết nên vô tư tăng giá bán, sau đó thì giữ luôn mức tăng này, đều đặn hình thành mức giá dịch vụ mới sau Tết mà người tiêu dùng buộc phải chấp nhận.
Theo Nguyên Khải - Đất Việt
Labels:
Tin tức
Rồng trên bàn tiệc
Nghệ nhân Tôn Nữ Hà, chủ nhân của nhà hàng Tịnh Gia Viên ở Huế nhiều năm qua đã bỏ công chế tác những món ăn cung đình thành hình rồng độc đáo.
Là con gái của một gia đình hoàng tộc, từ năm 10 tuổi bà Tôn Nữ Hà đã từng được theo hầu phu nhân các thượng thư Bộ Lễ, Bộ Lại học tập nấu ăn. Người thầy dạy cho bà nhiều nhất chính là phu nhân đốc phủ Tôn Nữ Hương An. Lớn lên bà theo học cán sự y tế chuyên ngành dinh dưỡng. Tay nghề truyền thống gia đình kết hợp với những kiến thức y khoa được học, bà trở thành một nghệ nhân ẩm thực nổi tiếng với những món ăn cung đình Huế. Ngoài giới thiệu những thực đơn Huế tại nhà hàng Tịnh Gia Viên, bà Hà còn thường xuyên được mời đi giảng dạy về kỹ thuật chế biến món ăn, giới thiệu văn hóa ẩm thực cung đình Huế tại nhiều nước trên thế giới như Iraq, Nga, Pháp, Ý, Bỉ…
Rồng củ cải trong món nem lụi Huế |
Năm 2000 bà được một tập đoàn du lịch Tây Ban Nha mời làm giám khảo và trực tiếp chế biến món ăn truyền thống Huế tại Cuộc thi văn hóa ẩm thực lần thứ 21 của Tây Ban Nha. Với tài nghệ xuất sắc, bà được Trường ĐH Du lịch và nấu ăn châu Âu (tại Tây Ban Nha) và Viện Hàn lâm ẩm thực Tây Ban Nha tặng thưởng danh hiệu "Bậc thầy đầu bếp nghệ thuật". Cùng với việc giảng dạy, giới thiệu thực đơn truyền thống cho nhiều thế hệ học trò, các đầu bếp trong và ngoài nước, cũng như sự thành công trong kinh doanh ẩm thực, bà đã được tặng giải thưởng "Bàn tay vàng" (năm 2003) - một giải thưởng cao quý tặng cho nghệ nhân. Đặc biệt, bà rất thành công trong việc sáng tạo những món ăn cung đình trên chất liệu củ quả được cắt tỉa tạo hình kỳ công khéo léo, tinh tế và những món ăn chay rất Huế. Những món ăn được làm theo hình bình hoa tỉa để vua ngự thiện, trong đó món củ cải cắt tỉa hình cây mía đã đem lại 2 huy chương vàng tại Hội chợ ẩm thực quốc tế mùa thu Hà Nội năm 2003. Năm 2009 bà cũng vinh dự nhận được danh hiệu Bảng vàng doanh nghiệp văn hóa của UNESCO.
"Đối với tôi, món ăn ngoài đáp ứng nhu cầu ngon miệng của thực khách, còn là tấm lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc."
Nghệ nhân Tôn Nữ Hà
Bà Hà cho biết, những món ăn được trình bày thành rồng, phụng, rùa, kỳ lân (tứ linh) không phải là sản phẩm do các đầu bếp thời nay bày đặt ra. Trong Khâm Định Đại Nam Hội Điển Sự Lệ (tập 14) của Quốc sử quán triều Nguyễn cũng đã từng chép rằng vào năm Minh Mạng thứ 9, trong mục lễ vật cúng Phật của triều đình đã có nói đến các loại bánh in (bột nếp) hình rồng, bánh hình rùa... Sau đó, đến thời Tự Đức nhà vua cũng đã yêu cầu các đầu bếp làm các món ăn hình rồng để dâng cúng tổ tiên.
Từ niềm đam mê chế tác các món ăn thành hình rồng, bà Hà đã sưu tập nhiều mẫu rồng từ rồng thời Lý đến thời Nguyễn với nhiều mẫu, sắc thái khác nhau. Các món tạo hình rồng được cắt tỉa từ cà rốt, bánh bột gạo, tôm, thịt gà... Các món ăn được chế tác thành hình rồng cũng đã theo bà đi trình diễn tại nhiều lễ hội ẩm thực ở nhiều nước trên thế giới.
Năm 2010, một đoàn làm phim Nhật Bản đã mời bà chế tác các món ăn từ bánh gạo, nếp thành hình rồng để quay phim quảng bá lúa gạo VN. Các món trình bày theo hình rồng của bà cũng đã từng được in sách ở Mỹ và ra DVD về món ăn Huế do Phương Nam Film sản xuất.
Bà Hà tâm sự: "Trong nghề nấu nướng, tôi đặc biệt tâm đắc với các món trình bày thành hình rồng. Đối với tôi, món ăn ngoài đáp ứng nhu cầu ngon miệng của thực khách, còn là tấm lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc. Rất nhiều vị khách nước ngoài khi thấy các món ăn được chế biến theo hình rồng của tôi đã bày tỏ lòng khâm phục đối với văn hóa VN".
Từ niềm đam mê chế tác các món ăn thành hình rồng, bà Hà đã sưu tập nhiều mẫu rồng từ rồng thời Lý đến thời Nguyễn với nhiều mẫu, sắc thái khác nhau. Các món tạo hình rồng được cắt tỉa từ cà rốt, bánh bột gạo, tôm, thịt gà... Các món ăn được chế tác thành hình rồng cũng đã theo bà đi trình diễn tại nhiều lễ hội ẩm thực ở nhiều nước trên thế giới.
Năm 2010, một đoàn làm phim Nhật Bản đã mời bà chế tác các món ăn từ bánh gạo, nếp thành hình rồng để quay phim quảng bá lúa gạo VN. Các món trình bày theo hình rồng của bà cũng đã từng được in sách ở Mỹ và ra DVD về món ăn Huế do Phương Nam Film sản xuất.
Bà Hà tâm sự: "Trong nghề nấu nướng, tôi đặc biệt tâm đắc với các món trình bày thành hình rồng. Đối với tôi, món ăn ngoài đáp ứng nhu cầu ngon miệng của thực khách, còn là tấm lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc. Rất nhiều vị khách nước ngoài khi thấy các món ăn được chế biến theo hình rồng của tôi đã bày tỏ lòng khâm phục đối với văn hóa VN".
Bà Hà trình bày tiệc các món rồng bên sông Hương |
Gỏi ngó sen hình rồng lưng là chả chay, triều Nguyễn |
Sen hóa rồng, gỏi thanh trà, ảnh ở dinh Bảo Đại- Đà Lạt. Rồng năm móng đạp mây |
Rồng bằng chất liệu gạo nếp cung đình xưa |
Rồng đuôi xoắn 5 móng, triều Nguyễn, vảy bằng tôm - Ảnh: Nhân vật cung cấp |
Theo Bùi Ngọc Long - Thanh Niên
Labels:
Tin tức
2/07/2012
Những "bí mật" trong bếp ăn khách sạn “đệ nhất Hà thành”
Nếu được mục kích quy trình chế biến thực phẩm tại khách sạn, thực khách sẽ phần nào hiểu rằng: Vì sao giá của nhà hàng 5 sao lại đắt đến thế...
Bếp trưởng nhà hàng Ming (Sofitel Plaza), ông Jovi Cheng Kay Yan: Phải đưa cả tình yêu của mình “bày” lên trên đĩa thức ăn, chứ không đơn thuần là làm theo những khuôn mẫu đã định sẵn |
Để có được một đĩa thực đơn nghi ngút khói, thơm ngon phục vụ thực khách, đặc biệt là những vị khách "sành ăn" như ở khách sạn 5 sao, người đầu bếp luôn đóng vai trò như một nhạc trưởng, hòa trộn các gia vị, sử dụng các bí quyết pha chế của mình để hoàn thành màn trình diễn một cách xuất sắc.
Bếp trưởng bếp Trung Hoa của khách sạn 5 sao bậc nhất Hà thành Sofitel Plaza từng "bật mí": Đừng nghĩ rằng, để nấu một món ăn ngon, bạn chỉ cần cho đúng liều lượng gia vị, đủ mắm, đủ muối thôi là đủ. Hơn hết, bạn cần phải nấu bằng cả trái tim. Đưa cả tình yêu của mình “bày” lên trên đĩa thức ăn, chứ không đơn thuần là làm theo những khuôn mẫu đã định sẵn như một cỗ máy.
“Trước khi tuyển nhân viên, tôi rất khắt khe trong khâu chọn người. Ngoài tay nghề thành thạo, chuyên nghiệp của người đầu bếp, tôi yêu cầu người đó phải có trái tim yêu nghề tha thiết. Bởi lẽ, chúng ta nấu không phải cho chúng ta ăn mà là nấu cho người khác ăn, vì vậy, cần hiểu họ thích gì, cần gì và có yêu cầu đặc biệt ra sao.
Đối với một khách sạn quốc tế, phục vụ nhiều khách nước ngoài, vai trò của người đầu bếp khó khăn hơn gấp bội vì phải phục vụ nhu cầu của nhiều khách đến từ các nước khác nhau. Mỗi nơi sẽ có những đặc điểm riêng của từng địa phương như người Thái thì thích ăn cay, người Việt Nam thích mùi vị tự nhiên, còn khách Âu thích ăn nhiều sốt hơn”, bếp trưởng nhà hàng Ming (KS Sofitel Plaza), ông Jovi Cheng Kay Yan cho biết.
Là một người có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phục vụ bếp ăn tại những khách sạn đẳng cấp 5 sao, ông Cheng Kay Yan thường lấy gương của bản thân mình để nhân viên học tập, noi theo. Dạy các “đệ tử” nấu món ăn ngon, ông luôn quay clip quá trình thực hiện và treo trên tường ngay trong nhà bếp, bảng quy định rõ liều lượng của từng gia vị, từng loại thức ăn.
Khi đĩa thức ăn hoàn tất, trước khi bê ra cho thực khách, đầu bếp trưởng Cheng Kay Yan luôn cẩn thận nếm thử trước xem đã đạt yêu cầu chưa. Đó chỉ là một trong những bí quyết rất nhỏ trong quá trình làm việc lâu năm tại khách sạn lớn của ông Cheng Kay Yan.
Nấu ăn là một nghệ thuật và người đầu bếp chẳng khác nào một nhạc trưởng, để có một thực đơn hoàn hảo cho du khách, người nhạc trưởng ấy phải hiểu sở thích và nhu cầu của khách. |
“Nhằm mục đích lớn lao nhất là đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) cho thực khách, tôi đặc biệt chú trọng tới khâu vệ sinh cá nhân của nhân viên” – ông Cheng Kay Yan nói.
Vệ sinh cá nhân ở đây không đơn giản dừng lại ở những quy định tối thiểu bắt buộc như: Không bao giờ được để rơi tóc trong thức ăn, móng tay không bao giờ để dài, tay không được đeo nhẫn, đeo trang sức, đồng hồ, khi vào bếp nấu ăn không được sử dụng điện thoại gây mất tập trung… Ngoài việc đáp ứng những chuẩn mực của một đầu bếp khách sạn 5 sao như trang phục gọn gàng, đầu đội mũ, tay đeo găng, đầu bếp của Sofitel phải hoàn toàn khỏe mạnh, không bệnh tật, truyền nhiễm.
“Sức khỏe của đầu bếp được quy định khắt khe hơn nhiều so với các nhà hàng bên ngoài hoặc bếp ăn tại các khách sạn nhỏ, thường dân” – ông Cheng Kay Yan cho hay. Theo luật của KS Sofitel, nhân viên ốm buộc phải nghỉ dưỡng ở nhà. Ở ngay khu vực bảo vệ tại cổng khách sạn có thiết bị đo thân nhiệt, nếu nhân viên nào lên tới 37,5 độ - ngoài nhiệt độ cho phép sẽ không được đi làm.
“Chúng tôi phòng ngừa tất cả dịch bệnh ngay từ ngoài cửa, thực hiện theo nguyên tắc: Không mang mầm bệnh vào khách sạn, vì thế vấn đề VSATTP được đảm bảo tuyệt đối” – bếp trưởng Cheng Kay Yan khẳng định.
Những "bí mật" trong bếp ăn khách sạn “đệ nhất Hà thành”
Ở những khách sạn đẳng cấp quốc tế đạt chuẩn 5 sao, mọi thứ đều lung linh và hoàn hảo. Các nhân viên ngay từ khi bước chân vào lĩnh vực dịch vụ này đều găm vào trong đầu một câu nói bất di bất dịch: “Khách hàng là thượng đế!”.
Khi vấn đề VSATTP ngoài thị trường đang trở thành nỗi lo lắng thường trực của người tiêu dùng, không ít du khách nước ngoài tới Việt Nam đều chọn khách sạn 5 sao như một nơi gửi gắm niềm tin của mình vào những dịch vụ tốt nhất.
Chúng tôi tới khách sạn Sofitel vào lúc rạng sáng, chứng kiến khâu giao nhận hàng và sắp xếp hàng vào kho của các nhân viên bếp ăn tại đây mới hiểu rằng: Để đảm bảo sức khỏe và sự an toàn cho du khách, khâu vệ sinh đồ ăn, thức uống luôn được chọn lọc và bảo quản cẩn thận tới mức độ như thế nào.
Nguồn thức ăn luôn phải tươi sống, đảm bảo vệ sinh và "mùa nào thức ấy". |
Ngoài việc chọn những nhà cung cấp danh tiếng và chất lượng, thực phẩm được kiểm dịch, có giấy chứng nhận VSATTP được Bộ Y tế cấp, cách thức vận chuyển hàng cũng có những yêu cầu nhất định. Bởi lẽ dù thịt gà có ngon, rau củ quả có tươi, mới... nhưng nếu không bảo quản đúng cách trong quá trình vận chuyển, vô hình chung, hàng tốt sẽ trở thành hàng kém chất lượng.
Vì vậy, “chúng tôi yêu cầu họ đều phải có những thùng lạnh để bảo quản thực phẩm của mình. Đặc biệt, nhân viên khách sạn khi sắp xếp hàng, họ phải biết sắp xếp, phân loại thế nào theo đúng chủng loại” – Bà Linda Ngô Hồng Nhi, quản lý nhà hàng Ming nhấn mạnh.
Bà giải thích thêm: Thực phẩm tươi thường sử dụng theo mùa, mùa nào thức ấy. Với mỗi loại thịt, cá, trứng,… cần phải để riêng biệt theo đúng nhiệt độ cho phép trong kho hàng của khách sạn như nhiệt độ cho cá là dưới 5 độ C, thịt phải bỏ trong container riêng biệt, còn rau, củ, quả chỉ để ở phòng mát.
Thậm chí, ngay cả những vật dụng hàng ngày cũng được quy định rõ ràng theo từng mục đích sử dụng để đảm bảo đồ ăn, thức uống không bị biến đổi màu sắc và biến đổi gia vị. Ví dụ như: Thớt đỏ chỉ dùng cho thịt bò, thớt xanh cho rau củ quả, thớt trắng cho đồ nguội...
Thêm nữa, nhân viên làm ở phòng ăn nào thì luôn phải giữ nguyên ở vị trí đó. “Tại khách sạn của chúng tôi, không bao giờ cho phép những ai tiếp xúc với thức ăn sống lại chạy sang làm việc ở nơi chuyên chế biến salad hoặc chuyên nấu những món ăn chín, những người ở khu vực nóng thì không được di chuyển sang khu vực lạnh” – bà Nhi khẳng định.
Bát đĩa tại khách sạn 5 sao được rửa bằng máy rửa bát, nước ở nhiệt độ sôi cao và trải qua 5 bước tẩy rửa "siêu sạch". |
Ngoài ra, chỉ cần mục kích quy trình rửa bát “siêu sạch” của hệ thống nhà hàng cũng dễ thấy khâu vệ sinh được chú ý tỉ mỉ, chi tiết tới mức độ nào. Không đơn giản chỉ là rửa và tráng sạch như quy trình rửa bát thông thường, những bát đũa thức ăn tại Sofitel đều được rửa sạch bằng máy rửa bát và sử dụng nước rửa nhập từ nước ngoài.
“Với chiếc máy rửa hiện đại và thông minh này, bát đĩa luôn được rửa ở nhiệt độ cao, nước rất nóng và rất sôi nên vì thế, diệt khuẩn vi trùng một cách hiệu quả nhất. Nếu rửa bát đũa bằng mắt thường, nước rửa chén thông thường, người làm có thể mắc sai sót chứ sử dụng bằng máy thì chúng tôi hoàn toàn yên tâm về chất lượng. 5 bước của quy trình rửa bát siêu sạch luôn được thực hiện: Ban đầu là quét sạch những cặn bẩn, thức ăn dư thừa trên bát đĩa, sau đó, rửa qua một lượt, rồi rửa kỹ, tiếp đó là rửa tráng và cuối cùng hoàn tất với bước sấy khô. Nhà ăn, bếp ăn, bát đũa luôn được vệ sinh và sấy khô sạch sẽ ngay sau khi phục vụ khách” – bà Nhi cặn kẽ.
Mặc dù không được phép đăng tải những bức ảnh hậu trường bếp ăn Sofitel, bởi đó là một trong những nguyên tắc đã được đặt ra tại hầu hết các khách sạn, tuy nhiên, được tận mắt chứng kiến quy trình đảm bảo VSATTP, chúng tôi phần nào hiểu rằng: Tại sao một món ăn trong nhà hàng khách sạn 5 sao lại đắt gấp đôi, thậm chí gấp ba bên ngoài...
Theo Xã Luận
Labels:
Tin tức
2/05/2012
Làm thế nào để sử dụng YouTube như một công cụ marketing cho nhà hàng hiệu quả?
Có lẽ bạn nghĩ rằng YouTube chỉ là nơi để xem các đoạn phim về những chú mèo biết trượt băng, dị nhân hay những người đi tìm kiếm sự chú ý. Nhưng sự thực là YouTube có thể được sử dụng như một công cụ marketing hiệu quả cho nhà hàng, để bạn trình diễn trình độ nấu ăn, xây dựng một mối quan hệ gần gũi hơn với khách hàng và kéo thêm nhiều người tới nhà hàng của bạn.
Đăng tải các đoạn phim là một cách tuyệt vời giúp mọi người tìm hiểu những hoạt động diễn ra bên trong nhà hàng, dù đó là những bí quyết nấu nướng, phỏng vấn nhân viên hay một cái nhìn cận cảnh về những gì diễn ra trong nhà bếp.
Và việc làm phim không nhất thiết phải đầu tư quá tốn kém. YouTube vốn dĩ là nơi dành cho những đoạn phim tự quay được thực hiện với một ngân sách hạn hẹp. Bạn không cần ánh sáng đặc biệt hay những dụng cụ chuyên nghiệp. Một máy quay cầm tay là đủ, một vài hình bị nhoè hay những đoạn đối thoại không có kịch bản thậm chí còn tăng thêm tính xác thực cho đoạn phim.
Để tham khảo thêm các ý tưởng sử dụng YouTube để marketing cho nhà hàng, bạn có thể xem những nguồn sau:
BR Guest Restaurants – Kênh về các quán bar, khách sạn và nhà hàng ở New York này đã đăng 90 clip về các sự kiện, lớp học nấu ăn và trình diễn nấu ăn.
Staff Canteen – Đây là nơi dành cho các đầu bếp tại Anh chia sẻ các công thức nấu ăn mới. Trong đó, bạn sẽ tìm thấy clip của John Williams – Khách sạn The Ritz trình diễn món tôm hùm và Gary Jones của Raymond Blanc’s La Manoir trình diễn các món ăn đặc biệt của họ.
Cornish Fishmonger – Họ đã cung cấp cá tươi cho Cornwall trong hơn 25 năm, và trong số các clip bạn sẽ tìm thấy các bí quyết để phi lê các thu, sơ chế cua và cuộc hành trình để đưa cá tươi đến trước cửa nhà bạn.
Mermaid Oyster Bar – Along with recipe ideas and a bio of one of its chefs, you’ll find a video of customers talking about the family atmosphere and great food to be found at this popular seafood restaurant. Getting customers involved is always restaurant marketing gold.
Bên cạch các công thức nấu ăn và tiểu sử của một đầu bếp trong nhà hàng, bạn sẽ tìm thấy một clip quay các khách hàng nói về không khí ấm cúng và thức ăn tuyệt vời tại nhà hàng hải sản nổi tiếng này. Kéo khách hàng cùng tham gia luôn là một cách marketing hiệu quả.
Theo Livebookings
Đăng tải các đoạn phim là một cách tuyệt vời giúp mọi người tìm hiểu những hoạt động diễn ra bên trong nhà hàng, dù đó là những bí quyết nấu nướng, phỏng vấn nhân viên hay một cái nhìn cận cảnh về những gì diễn ra trong nhà bếp.
Và việc làm phim không nhất thiết phải đầu tư quá tốn kém. YouTube vốn dĩ là nơi dành cho những đoạn phim tự quay được thực hiện với một ngân sách hạn hẹp. Bạn không cần ánh sáng đặc biệt hay những dụng cụ chuyên nghiệp. Một máy quay cầm tay là đủ, một vài hình bị nhoè hay những đoạn đối thoại không có kịch bản thậm chí còn tăng thêm tính xác thực cho đoạn phim.
Để tham khảo thêm các ý tưởng sử dụng YouTube để marketing cho nhà hàng, bạn có thể xem những nguồn sau:
BR Guest Restaurants – Kênh về các quán bar, khách sạn và nhà hàng ở New York này đã đăng 90 clip về các sự kiện, lớp học nấu ăn và trình diễn nấu ăn.
Staff Canteen – Đây là nơi dành cho các đầu bếp tại Anh chia sẻ các công thức nấu ăn mới. Trong đó, bạn sẽ tìm thấy clip của John Williams – Khách sạn The Ritz trình diễn món tôm hùm và Gary Jones của Raymond Blanc’s La Manoir trình diễn các món ăn đặc biệt của họ.
Cornish Fishmonger – Họ đã cung cấp cá tươi cho Cornwall trong hơn 25 năm, và trong số các clip bạn sẽ tìm thấy các bí quyết để phi lê các thu, sơ chế cua và cuộc hành trình để đưa cá tươi đến trước cửa nhà bạn.
Mermaid Oyster Bar – Along with recipe ideas and a bio of one of its chefs, you’ll find a video of customers talking about the family atmosphere and great food to be found at this popular seafood restaurant. Getting customers involved is always restaurant marketing gold.
Bên cạch các công thức nấu ăn và tiểu sử của một đầu bếp trong nhà hàng, bạn sẽ tìm thấy một clip quay các khách hàng nói về không khí ấm cúng và thức ăn tuyệt vời tại nhà hàng hải sản nổi tiếng này. Kéo khách hàng cùng tham gia luôn là một cách marketing hiệu quả.
2/04/2012
Food Loop - bước đột phá của nhà hàng hiện đại
Thức ăn và đồ uống lượn siêu tốc đến bàn của bạn đúng món đã chọn trước trên màn hình cảm ứng, nhà hàng Food Loop nằm trong công viên giải trí Europa Park lớn nhất châu Âu đã tạo ra khởi đầu cho một cuộc cách mạng trong ngành dịch vụ ăn uống.
Nhà hàng Food Loop có hình dáng như một căn lều chóp nhọn bằng Plexiglas màu xanh dương bắt mắt trong công viên giải trí Europa Park |
Nhà hàng Food Loop hình dáng như một căn lều góc nhọn, có hai tầng gồm 203 chỗ với 15 bàn trong đó 10 bàn cho 13 người, ba bàn 10 người và hai bàn 11 người. Tổng chiều dài các thanh xoắn trượt đưa thức ăn từ bếp đến bàn cho khách là 450m. Thời gian có thức ăn sau khi đặt khoảng 8-10 phút và thời gian vận chuyển thức ăn từ bếp tới bàn của khách chỉ 20-45 giây!
Khó có thể có một người bồi bàn nào bưng thức ăn ra bàn đạt tốc độ như thế mà không gây đổ vỡ, sóng sánh!
Thức ăn, đồ uống đựng trong nồi và chai đậy nắp chặt, cột lại bằng dụng cụ cao su dẻo thiết kế riêng đặt trên thanh xoắn cho trượt xuống bàn |
Bếp của Food Loop nằm ở tầng trệt, sau khi thức ăn chuẩn bị xong được cho vào các nồi inox có vung kín, cột bên ngoài bằng một dụng cụ silicon đặc biệt buộc chặt nắp và thân nồi, đồng thời có thể trượt trên thanh xoắn mà không văng ra ngoài. Các nồi thức ăn và dụng cụ đặt đồ uống được đưa bằng kỹ thuật băng chuyền đặc biệt lên tầng trên cao có thể được gọi là trạm phân phối.
Những người phục vụ tại đó có trách nhiệm đặt các nồi thức ăn và đồ uống theo số bàn đã gọi vào đúng thanh xoắn để thức ăn trượt đúng đến bàn của thực khách.
Dụng cụ đựng thức ăn đồ uống và thanh xoắn được thiết kế để tự động giảm tốc khi đến bàn và dừng lại từ từ trước mặt khách. Khách có thể ăn luôn trong nồi đựng hoặc tự lấy đĩa, bát đặt ở vòng giữa bàn để trút ra. Cốc tách cùng gia vị như tương cà chua, tương ớt, muối, hạt tiêu… đến ống hút, giấy ăn, thìa nĩa cũng đặt sẵn ở giữa bàn dưới vòng xoắn.
Khách tự chọn loại mình cần mà không phải gọi người phục vụ. Mỗi bàn có mã số riêng, đồ ăn do khách chọn được dán tem đánh dấu trên vung nồi tránh nhầm lẫn.
Trong lúc chờ đến lượt mình, khách của nhà hàng thường rất vui thích nhìn sang bàn khác, ngắm những nồi thức ăn và các chai đồ uống bay vù vù từ trên cao lượn nhiều vòng rồi… hạ cánh nuột nà trên bàn.
Food Loop trở thành một trong những thanh nam châm hút khách trong công viên giải trí Europa Park. Những ngày cuối tuần người ta thường xuyên thấy cảnh hàng người xếp dài đến 70m để chờ có bàn trống! Hôm đầu tiên khai trương cũng thu hút 350 phóng viên truyền hình, báo đài đến đưa tin chụp ảnh về loại hình nhà hàng có một không hai này!
Đĩa ăn, cốc tách, thìa nĩa, dao, ống hút, lọ gia vị đặt sẵn ở vòng giữa bàn để khách tự chọn và màn hình cảm ứng để gọi món |
Thiết kế độc đáo của nhà hàng Food Loop đầu tiên trên thế giới |
Food Loop có thực đơn phong phú, rất nhiều lựa chọn nhưng các món ăn chế biến từ thịt, cá, đồ ăn chay được chuộng hơn cả. Có cả bàn ngoài trời, thiết kế hiện đại, tiện lợi và sử dụng kỹ thuật mới ưu việt nổi trội, Food Loop là lựa chọn hàng đầu của các gia đình đến công viên giải trí vui chơi.
Khách đứng dậy, nhân viên nhanh chóng tới bàn dọn dẹp và lau sạch sẽ chuẩn bị cho lượt khách mới. Mỗi bàn đều có số riêng, mỗi chỗ ngồi tương ứng với một màu, thực khách chỉ cần chọn đúng màu ghế và số bàn của mình trên màn hình khi gọi món, mang số thẻ của mình ra quầy tính tiền để thu ngân quẹt vào máy là biết được mình đã gọi món gì, uống thức nào rất chính xác.
Thiết kế độc đáo của nhà hàng Food Loop đầu tiên trên thế giới |
Đi tàu lượn siêu tốc trong công viên, chơi đủ trò kỳ thú rồi lại vào ăn ở nhà hàng Food Loop, nhìn những vòng xoắn kim loại sáng loáng trên đầu và nồi thức ăn lao vun vút từ độ cao 9,5m xuống bàn, thật không có gì thư giãn hơn nữa!
Theo Xã Luận
Labels:
Tin tức
2/03/2012
Chàng trai Việt nấu ăn cho Lý Quang Diệu
Anh đã năm lần bảy lượt khăn gói sang Singapore, mang theo từng bó húng lủi, từng nắm cơm dừa, từng hũ tôm chua... để quấn cuộn gỏi cuốn, nấu tô canh chua, kho tộ nồi cá lóc... theo lời mời của ông Lý Quang Diệu - cựu Thủ tướng Singapore.
Đầu bếp không nhà hàng
Chuyên gia ẩm thực Võ Quốc |
Là một đầu bếp được đào tạo bài bản nhưng cái tên Võ Quốc lại không gắn với một nhà hàng nào cả. Người ta tìm thấy anh trên mạng Yahoo, giữa những giải đáp sắc sảo về ẩm thực Việt Nam trong vai trò là chuyên gia tư vấn và "gặp" anh qua những quyển tạp chí hướng dẫn nấu ăn bắt mắt Món ngon Việt Nam mà anh là "chủ xị". Các quốc khách của VN thì tìm thấy anh qua những bữa tiệc chiêu đãi của Chính phủ mà anh là bếp trưởng.
"Điều làm tôi vui nhất khi nấu ăn đãi khách nước ngoài là luôn được nấu theo đúng bản năng, được giữ trọn vẹn hương vị Việt mà thực khách khắp năm châu bốn bể đều mê, không hề phải giảm cay như đầu bếp Thái hay bớt cà ri như đầu bếp Ấn. Hương vị món ăn Việt rất dịu dàng, vừa phải, ai cũng ăn được". Cứ "đụng" tới chuyện nấu ăn là Võ Quốc lại say sưa, đôi mắt hấp háy niềm vui: "Khi tôi nấu món Việt, ngay cả để đãi các nhà lãnh đạo phương Tây, đó là những món Việt 100%, không lai một tí Tây, tí Tàu nào cả".
Điều duy nhất mà anh điều chỉnh là phục vụ theo thói quen ăn của họ cho dễ ăn, chẳng hạn người phương Tây rất sợ xương và không thích những món nước nhiều lợn cợn nên khi nấu riêu cá, anh dùng cá phi lê đã lóc hết xương và các nguyên liệu trong phần nước súp như cà chua, thì là, khế… đều được xay nhuyễn. Còn bún bò Huế của anh vẫn cứ cay nồng, chả giò vẫn phải chấm nước mắm chua ngọt, bún thang giữ nguyên hương vị miền Bắc...
Thỉnh thoảng mới "xuất chiêu" nấu ăn trong các buổi tiệc được đặt riêng, Võ Quốc khiến những vị khách sành ăn nhất cũng phải bất ngờ. Kỳ công trong từng món ăn là một trong những nguyên tắc bất di bất dịch của anh, dù đó chỉ là một tô bún bò thanh tao mà anh khẳng định phải cay quanh vành môi chứ không được cay ở lưỡi vì sẽ làm mất cảm giác ngon, hay bữa tiệc các món sơn hào hải vị (bào ngư, vi cá, bóng cá đường, gân nai…) mà anh từng phục vụ với giá 14 triệu đồng/phần ăn. Đơn cử thứ nước dùng mà anh sử dụng được hầm liên tục 3 ngày 3 đêm, đủ 3 loại xương ống, bẹ, đuôi để đủ vị ngọt thanh, ngọt béo, ngọt mặn, kèm theo xá sùng (một loại trùn biển), sò điệp khô, gà già và quả lê. Từ 100 lít nước ban đầu, anh chỉ lấy được 10 lít nước dùng.
"Ông Singapore" ghiền bún bò Huế
Cơ duyên khiến Võ Quốc "lọt vào mắt xanh" của vị cựu thủ tướng đảo quốc sư tử xảy ra cách đây chừng 5 năm, khi anh tham gia một hội nghị của Yahoo tại Singapore với vai trò đầu bếp giới thiệu các món ăn Việt. Nhiều đầu bếp của các nước Đông Nam Á khác cũng nấu các món ăn của quê hương họ. Người phụ trách tiệc gọi Võ Quốc ra vào phút chót, yêu cầu phải loại mắm ruốc khỏi công thức và giảm cay ở món bún bò Huế để người nước ngoài ăn được. Anh không đồng ý, bởi "không có mắm ruốc và không cay thì không phải là bún bò Huế". Món bún bò "đúng Huế" cuối cùng vẫn được giữ nguyên trong sự quan ngại của người quản tiệc.
Ông Lý Quang Diệu cùng gia đình cũng tham gia sự kiện đó và món đầu tiên họ gọi là bún bò Huế, tiếp theo là một chuỗi các món ăn VN. Họ vừa ăn vừa tấm tắc… Nhiều người khác thấy thế cũng bắt chước gọi theo và mê mẩn với món ăn Việt. Cuối cùng quầy thức ăn Việt hết đầu tiên. "Sau này tôi mới biết ông Lý Quang Diệu rất thích và cũng cực kỳ sành món ăn của ta", Võ Quốc cho biết.
Cũng từ bữa tiệc đó, ông Lý Quang Diệu nhiều lần mời anh sang Singaporenấu trong các bữa tiệc đãi khách quý. Tiệc của ông Lý toàn những món ăn dân dã VN: gỏi cuốn thịt luộc tôm khô, cá lóc kho tộ, canh chua cá điêu hồng, bánh bèo, bánh nậm, bánh cuốn… Mỗi lần như thế, anh đều đóng gói tất cả các nguyên liệu từ VN, từ con cá lóc đồng ngọt lừ đến từng cọng rau quế thơm dịu dàng để cùng anh xuất ngoại. Ẩm thực Việt cứ thế lặng lẽ cùng từng bước chân của anh rạng danh trên đất khách.
Theo Đoan Nhật - Tuổi trẻ
Labels:
Tin tức
100.1 chiêu marketing "độc" của doanh nghiệp Việt
Nếu như trước đây, các doanh nghiệp chủ yếu dùng phương pháp marketing truyền thống như quảng cáo qua báo đài, truyền hình, tờ rơi... nhằm quảng bá sản phẩm thì hiện nay đã có nghìn lẻ chiêu thức hay ho, độc đáo để họ áp dụng.
Khi soi mình vào mẫu quảng cáo BMW 3 Series, người xem sẽ thấy mình như đang ngồi sau tay lái và là chủ nhân thực sự của chiếc xe sang trọng này. |
Cách đây khoảng hơn một tháng, theo lời giới thiệu của nhiều thực khách tại TP HCM thì cứ khoảng 19h mỗi ngày, tại nhà hàng Cua Vàng trên đường Tiền Giang (quận Tân Bình), gần chục cô gái xinh đẹp lại tới tiếp thị một loại bia mới vừa xuất hiện tại thị trường Việt Nam. Nhiều khách hàng trong quán thay vì thờ ơ với nhóm tiếp thị này bởi việc tiếp thị bia ở quán xá đã quá nhàm với họ, thì giờ nhiều người lại rất hào hứng chào đón họ. Lý do rất đơn giản, các cô gái này tiếp thị bia bằng máy tính bảng, chứ không phải bằng giấy và catalog như trước. Đến trước mặt khách, cô nhân viên tiếp thị chỉ cần lướt nhẹ trên chiếc máy tính bảng là thông tin và hình ảnh về sản phẩm đã hiện ra. Có khách hàng thích thú vì tiếp thị hiện đại và độc đáo quá, có người hào hứng xem bởi thích “nghịch” với chiếc máy tính bảng – một công nghệ mới mà họ chưa có.
Subscribe to:
Posts (Atom)