Nếu bạn là quản lý nhà hàng hay quán bar, chắc chắn bạn đã có lần phải đối mặt với vấn đề nhân viên gian lận. Bạn đã có những phương pháp nào để tránh những gian lận này? Dưới đây là 32 tình huống, gồm có 22 tình huống gây tổn thất cho nhà hàng, quán bar mà chủ nhà hàng là nạn nhân, và 10 tình huống khác nạn nhân là khách hàng:
Chủ nhà hàng là nạn nhân
- Bartender không ghi sổ.
- Trả lại nước uống – Bartender báo cáo khách trả lại thức uống nhưng thật ra đã bán rồi.
- Cho không – nếu không có sự kiểm soát của chủ, Bartender có thể cho bạn bè uống miễn phí. Nếu có cuộc kiểm kê chai rượu được tiến hành, Bartender có thể đổ thêm nước vào chai rượu bị thiếu.
- Tính tiền ít đi vào báo cho khách nhận tiền boa nhiều hơn.
- Cho thêm rượu ngon vào báo cho khách biết để nhận tiền boa nhiều hơn.
- Đánh lừa người quản lý khi báo số lượng thức uống đã bán trong một thùng. (Nó chung, việc kiểm soát lượng thức uống còn lỏng lẻo do mức độ tiêu hao và khó mà kiểm kê số lượng bằng tay).
- Bartender đem theo rượu của họ và bỏ túi khoản tiền kiếm được do bán nó, chiến lược này có tính chất phá hoại hơn là chỉ đơn thuần ăn cắp một chai rượu bởi mặc dù trị giá của chai rượu la rất ít (ví dụ, 10US), việc mất mát khi bán chai rượu này rất đáng kể (ví dụ, 90 US).
- Có sự thông đồng giữa Bartender và nhân viên để qua mặt hệ thống kiểm kê tra chéo, trong quá trình phục vụ bàn, nhân viên sẽ vào số liệu nước uống và Bartender sẽ lấy nước uống dựa trên hệ thống chứng từ. Hai hệ thống cung cấp tổng số độc lập có thể đối chiếu được. Tuy vậy, khi có sự thông đồng, nhân viên sẽ không vào số liệu nước uống mà khách đặt nhưng Bartender vẫn có thể pha rượu và lấy tiền được.
- Trao đổi hàng – Bartender trao đổi thức uống với đầu bếp để lấy thức ăn miễn phí.
- Tiền lại quả (tiền hoa hồng) – nhà phân phối nước cung cấp tiền hoa hồng. (Kế hoạch tiền hoa hồng có thể khó bị phát hiện. Ví dụ, nếu nhà phân phối chào bán cho Bartender 10 chai Vodkavới giá của 9 chai, Bartender sẽ nhận được tiền 1 chai như tiền hoa hồng. Nhà phân phối sẽ tính với nhà hàng 10 chai, giao hàng và thu tiền 10 chai.
- Các phiếu tặng cocktail hay rượu bị người giúp việc ăn cắp và bán cho Bartender, Bartender sẽ đưa lại phiếu này để chứng minh việc kiểm kê mất mát. Ví dụ người phục vụ rượu mua 1 coupon giá 5$ và bán lại chai rượu cho khách với giá 25$, thu lời ròng 20$.
- Rượu giữa ca cấp cho nhân viên nhưng không uống mà lại bán cho khách hàng. Ví dụ nhà hàng có 40 nhân viên, mỗi người được uống 1 ly vào cuối mỗi ca. Nếu chỉ có 15 người uống, Bartender có thể bán phần thừa 25 ly và bỏ túi phần này.
- Nhà bếp yêu cầu thức uống dùng cho nhà bếp (như rượu brandy, wine, vermouth, sherry hoặc các loại dùng cho nấu ăn khác) nhưng lại uống thay vì nấu ăn.
- Hệ thống bia tươi không có khoá sẽ bị lấy trộm ngay trong giờ nghỉ hoặc giờ đóng cửa.
- Bartender làm động tác “void-hủy” sau khi đã lấy bớt tiền.
- Tính tiền bằng giấy tay và ghi sổ ít hơn receipts.
- Ăn cắp các chai rượu.
- Nếu tồn tại song song việc bán rượu theo ly và nguyên chai, các chai mất đi sẽ được báo là đang bán theo ly.
- Dùng lại các hoá đơn cũ.
- Dùng nam châm đặt dưới máy tính để phá hoại hệ thống POS.
- Tính nhầm tiền thức uống vào tiền phục vụ (nhân viên sẽ được % trên tiền phục vụ).
- Tính nhầm tiền thức ăn bán trong bar qua tiền bán thức uống nhằm phá hoại độ chính xác của báo cáo tỷ lệ phần trăm.
- Rót thiếu – Bartender rót ít hơn mức để lấy rượu bán. Một số làm việc này bằng cách mang theo loại ly chỉ có một ounce thay vì một ounce và ¼ ounce. Do đó thường thấy họ rót đầy nhưng thật ra ly đã bị bớt rượu đi.
- Hệ thống pha chế bằng máy vi tính cũng có thể rót thiếu – Bartender pha chế và hệ thống xem đó là một lần, trong khi Bartender có thể đổ vào 2 ly.
- Tính tiền khách theo gía thông thường nhưng ghi sổ theo giá của Happy hour. (Nhiều Bartender che màn hình máy tính thu ngân bằng các trang ảnh chó, thuyền hay trẻ em để khách hàng không thấy số lần ghi sổ).
- Tính tiền khách đối với các món ăn khai vị hay ăn nhẹ do nhà hàng tặng thêm.
- Bỏ qua hầu hết các loại rượu mạnh khi pha cocktail trái cây (đặc biệt nếu khách hơi say).
- Trộn thêm rượu dở sau khi khách hàng uống vài ly rồi tính tiền khách loại đắt tiền.
- Tính tiền khách nhiều ly hơn số ly đã uống.
- Bán lại rượu thừa. (Nếu khách bỏ lại rượu đắt tiền, Bartender có thể sắp xếp lại sau quầy và bán lại cho khách kế tiếp).
- Lấy tiền thối lại để trên quầy. (Một số nhân viên làm ướt đáy khay rượu của mình và đặt tiền thối lại của khách vào khay. Tiền dính vào đáy khay).
- Cộng chung rượu của 2 khách, tính tiền cả 2 khách và (nếu bắt gặp) nói rằng đã nhầm lẫn ai là người trả lượt này.
No comments:
Post a Comment