3/29/2012

Nhiều khách sạn hưởng ứng Giờ Trái đất

Năm nay, sự kiện Giờ Trái đất (tối 31-3) ở Khánh Hòa không được tổ chức rầm rộ như mọi năm, nhưng những ngày qua, các khách sạn (KS), nhà hàng trên địa bàn TP. Nha Trang đã lên kế hoạch tổ chức tiệc cocktail, đêm nhạc… để hưởng ứng chương trình Giờ Trái đất.

Hưởng ứng sự kiện Giờ Trái đất (GTĐ), từ 20 giờ 30 đến 21 giờ 30 ngày 31-3, KS Sunrise Nha Trang sẽ tắt các thiết bị chiếu sáng ở khu vực tiền sảnh, mặt trước và xung quanh KS cùng các thiết bị tiêu thụ điện không cần thiết. Hòa cùng thông điệp “Tôi và bạn hãy cùng hành động”, Sunrise Nha Trang đã dùng bảng tin KS để tuyên truyền những thông tin về GTĐ 2012, giúp nhân viên hiểu rõ hơn ý nghĩa chương trình, cũng như những phương pháp, hành động thiết thực ở gia đình, công ty để tiết kiệm điện hưởng ứng GTĐ. Đồng thời, KS đã đặt poster GTĐ ở khu vực tiền sảnh và sẽ gửi thư đến từng phòng kêu gọi du khách tắt điều hòa không khí, giảm thiểu các thiết bị chiếu sáng. Để thu hút sự quan tâm, ủng hộ của du khách đối với hoạt động, KS Sunrise Nha Trang còn tổ chức tiệc buffet tối lãng mạn bên hồ bơi. Du khách đến dự tiệc sẽ chung tay thắp nến hưởng ứng GTĐ, đắm mình trong giai điệu du dương, réo rắt của âm nhạc truyền thống Việt Nam. Cũng trong thời gian này, tại nhà hàng Imperial, Hanabusa hay quán bar Sky lounge và Irish Pub… du khách sẽ được trải nghiệm không khí GTĐ trong ánh nến lung linh. Chị Trần Thị Kim Hoàn - phụ trách PR & Marketing của KS Sunrise Nha Trang cho biết: “Những hoạt động của KS không chỉ thể hiện quyết tâm và cam kết trong việc bảo vệ môi trường, mà còn góp phần truyền tải thông điệp đến hàng trăm du khách trong việc nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu toàn cầu”.

Những ngọn nến lung linh sẽ được thắp sáng trong bữa tiệc buffet tổ chức bên hồ bơi
của Khách sạn Sunrise Nha Trang.

“Đón gió” nhà hàng, quán nhậu

Với đồ nghề đơn giản: một chiếc la bàn, một cây thước phong thủy và vài cuốn sách, nhiều “thầy phong thủy” đã hái ra tiền nhờ các công trình xây dựng, đặc biệt là các tụ điểm kinh doanh. Giá cả có thể lên tới cả ngàn USD/lần xem phong thủy.

“Đón gió” các nhà hàng, cơ sở kinh doanh đang xây dựng, các “thầy” phong thủy ra chiêu xem trước lấy tiền sau, khi nào quán phát đạt mới lấy tiền. Nhiều người đã mắc bẫy vì những lời đường mật đó.

Một quán, cả chục “thầy” đòi xem

Anh T., chủ một quán nhậu mới mở trên đường Nguyễn Thị Định (quận 2, TP.HCM), kể: Khi chuẩn bị mở quán, tôi có mời “thầy phong thủy”. “Thầy” ra giá chắc nịch: “20 triệu đồng, tôi sẽ giúp quán của anh ăn nên làm ra. Đó mới chỉ là giá coi hướng, nếu phong thủy không tốt cần trấn thì nhiều khi phải mua đồ tới mấy chục triệu đồng mới ổn”. “Thầy” khoe mới giúp một quán nhậu ở quận Phú Nhuận ăn nên làm ra, ngày vài trăm khách; một nhà hàng ở quận 3 cũng nhờ thầy mà khách vô nườm nượp…

Hồn Việt trên đất Triệu Voi

Tại thủ đô Vientiane của nước bạn Lào không khó để tìm thấy những quán cơm Việt Nam. Đi đến đâu trên đất Triệu Voi cũng thấy hồn Việt phảng phất trong tiếng nói, hơi thở lẫn nhịp sống nơi đây

Vientiane đang đô thị hóa mạnh mẽ. Kể từ SEA Games 26 năm 2009 đến nay, Vientiane thay da đổi thịt từng ngày. Chuyện sinh kế trên đất Lào đang trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết.

Nhạc Trịnh ở Vientiane

Trước cửa khách sạn New Laos Paris nằm trên một con phố trung tâm ở Vientiane có một nghệ sĩ thường ôm đàn guitar hát các bản tình ca của Trịnh Công Sơn. Anh bảo anh là người Lào chính gốc vì gia đình anh đã sống ở đây ba thế hệ. Vậy nhưng chàng nghệ sĩ này vẫn khoe rằng anh có một cái tên Việt Nam. “Tôi tên là Nguyễn Văn Tuấn.

Cái tên do ông nội tôi, một người Quảng Bình di cư sang Lào từ lúc rất nhỏ rồi lấy vợ, sinh con ở đây đặt cho cháu nội. Cứ gọi tôi là Tuấn guitar cũng được”, anh tự hào khoe dòng máu Việt Nam trong mình. Những người bạn Lào của Tuấn gọi anh bằng cái tên Manosone hay một cái tên rất tây- Louis- vì nghệ sĩ này không chỉ hát hay mà còn rất rành tiếng Pháp. “Tiếng Việt và tiếng Pháp của tôi đều do ông nội dạy từ khi còn bé. Sau này khi trưởng thành tôi có nhiều người bạn Việt Nam nên có thể nói tốt tiếng Việt”- anh kể.

Quán cơm của bà Mai với những món ăn thuần Việt luôn được nhiều người Việt và người Lào tìm tới

Ngay cạnh khách sạn New Laos Paris mà chúng tôi trú chân có quán bánh mì của ông Trần Anh Dũng quê ở Nam Định. Hành trình định cư ở Vientiane của ông là một câu chuyện dài. “Từ quê nhà Nam Định tôi vào TPHCM sau giải phóng miền Nam để rồi đầu những năm 1990 cả gia đình tôi chuyển sang đây làm ăn sinh sống”. Hơn 20 năm ở nước bạn, hai chữ quê hương với ông Dũng còn rất sâu nặng. “Quê cha đất tổ, họ hàng bà con của tôi vẫn còn nhiều ở Nam Định. Cứ vài năm tôi lại đưa cả đại gia đình về thăm quê”- ông kể.

Điều trùng hợp ngẫu nhiên là căn nhà được bài trí rất thuần Việt của ông Dũng cũng luôn vang lên những ca khúc nhạc Trịnh. Ông bảo: “Không gì làm tôi nhớ quê hương như nhạc Trịnh nhưng cũng không gì giúp tôi đỡ nhớ quê bằng nhạc Trịnh”.

Chuyện sinh kế

Ở Vientiane, nhiều người biết quán cơm của bà Mai nằm trên đường Khunboulom, một Việt kiều đã định cư ở Lào gần 50 năm nay. Bà Mai có quán cơm Việt Nam thuộc vào loại lớn nhất Vientiane. Bà kể tình yêu với các món ăn Việt Nam mà bà có được là nhờ thừa hưởng từ người mẹ tảo tần và rất giỏi nấu nướng của bà. “Tôi sang Lào từ năm chưa tới 10 tuổi. Ký ức về quê hương trong tôi luôn rõ ràng phần lớn là nhờ những món ăn của mẹ”- bà bồi hồi nhớ lại.

Nửa thế kỷ sống ở Lào, bà Mai nói: “Người Lào rất quý mến và có một tình cảm đặc biệt với người Việt. Tuy nhiên, Lào đang mở cửa đón đầu tư nên người Trung Quốc, Hàn Quốc cũng ngày càng đông đảo”. Bà cho biết dự định mở rộng quy mô nhà hàng cơm Việt Nam của bà trên khu đất bà đã thắng thầu ở cửa ngõ thủ đô Vientiane giờ đây đang gặp không ít trở ngại vì đang có nhiều người “nhòm ngó”. Dù vậy, ước mơ lớn nhất của bà là một ngày nào đó sẽ làm cho ẩm thực Việt thăng hoa trên đất Lào.

Ở thành phố Phonsavan, thủ phủ tỉnh Xieng Khuang, nhiều người hay lui tới quán cà phê Crates của một ông chủ người Việt. Quán này nằm đối diện trung tâm rà phá bom mìn khẩn cấp ở Xieng Khuang. Đặt ngay bên ngoài quán là hàng chục quả bom đã được tháo kíp nổ, bên trong quán được trang trí bởi các loại bom bi, vũ khí sát thương, vỏ đạn… Anh Thành, chủ quán, nói: “Xieng Khuang là nơi còn nhiều bom mìn sót lại nhất trên đất Lào. Ý tưởng mở quán cà phê “bom mìn” xuất hiện ngay khi tôi tới đây và nhìn thấy những hậu quả còn sót lại của chiến tranh. Cà phê “bom mìn” là cách để nhắc nhở mọi người về điều đó”.

Nếu ông chủ cà phê “bom mìn” nổi tiếng ở Phonsavan vì ý tưởng kinh doanh độc đáo thì tại cố đô Luang Phrabang, thành phố di sản của Lào, quán “Đặc sản thịt dê” của anh Vinh là địa chỉ quen thuộc của dân sành nhậu xa quê. Anh Vinh, quê Nghệ An, đã sang Lào làm ăn hơn 15 năm nay. Tiếng Lào của Vinh giờ còn tốt hơn tiếng Việt nhưng món thịt dê thì vẫn giữ được chất như thời mới sang.

Tấp nập sang Lào

Con đường ngắn nhất để đi từ Hà Nội sang thủ đô Lào là qua cửa khẩu quốc tế Cầu Treo của tỉnh Hà Tĩnh. Mấy năm nay cửa khẩu này trở thành một trong những nơi giao thương nhộn nhịp nhất là khi cảng nước sâu Vũng Áng của Hà Tĩnh đang dần định hình một khu kinh tế trọng điểm ở Bắc miền Trung. Rồi đây các loại hàng hóa, nông sản của Lào sẽ tìm đường ra biển từ cảng nước sâu này.
Nếu như 5 năm về trước mỗi tuần chỉ có 2- 3 chuyến xe nối thủ đô Hà Nội với thủ đô Vientiane thì nay có hàng chục chuyến xe mỗi ngày chạy thẳng từ Hà Nội sang Vientiane, Luang Phrabang hay Phonsavan. Mới đầu năm, tại cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn của tỉnh Nghệ An, các đoàn xe từ Việt Nam đã nối đuôi nhau xuất cảnh qua biên giới sang Lào. Anh Nguyễn Văn Lâm ở TP Vinh đang làm xây dựng ở Vientiane nói với chúng tôi: “Người Việt làm ăn sinh sống tại Lào có cảm giác như được sống ở trên chính quê hương mình vậy”.

“Thương hiệu” Việt

Ở TP Phonsavan, hai nhân viên của Unitel (thương hiệu của Viettel tại Lào) là Nguyễn Quỳnh và Phan Thanh Hưng đưa chúng tôi đến thăm “đại bản doanh” của Unitel tại Xieng Khuang. Ở Lào, Unitel giờ đã trở thành mạng viễn thông có số lượng thuê bao đông đảo nhất. Trên 1 triệu thuê bao sau gần 3 năm hoạt động, đó là con số ấn tượng và có thể coi là thần kỳ của mạng di động này. Nguyễn Quỳnh, Phó Giám đốc kỹ thuật của Unitel Xieng Khuang, cho biết chi nhánh của Unitel giờ đã có mặt tới tận tuyến huyện ở Lào.

Cách đây 3 năm, khi lần đầu tiên đặt chân sang đất Triệu Voi, chúng tôi thấy thương hiệu Việt còn khá ít nhưng giờ đây mọi chuyện đã khác trước. Các cây xăng của PV Oil, Petrolimex… đang mọc lên như nấm ở những TP lớn của Lào, những ngân hàng BIDV, Sacombank đều đã hiện diện trên những con phố chính ở Vientiane.


MẠNH DUY - Người Lao động

3/28/2012

Dẹp bỏ nhiều công trình trên bãi biển Nha Trang

Đường Trần Phú là con đường đẹp nhất TP.Nha Trang. Thế nhưng những mối lợi từ các dịch vụ đã biến con đường này thành nơi kinh doanh nhà hàng, khu nghỉ mát, khu ẩm thực, che khuất luôn vịnh Nha Trang.

Nhếch nhác

Đường Trần Phú kéo dài từ cầu Trần Phú ở phía bắc đến Công viên Bạch Đằng ở phía nam, thành “mặt tiền” của toàn bộ TP.Nha Trang nhìn ra biển. Vịnh Nha Trang, một trong những vịnh đẹp nhất thế giới chỉ có thể chiêm ngưỡng từ con đường này đối với du khách không có điều kiện đi máy bay để nhìn vịnh từ trên cao. Tuy nhiên, hàng loạt các dịch vụ nhà hàng, khu nghỉ dưỡng và công trình công cộng đã mọc lên mà thiếu sự sắp đặt có tính chuyên nghiệp khiến cho bờ biển đẹp nhất nước này thành một nơi khá luộm thuộm và nhếch nhác.

Theo báo cáo của Sở Tài nguyên - Môi trường Khánh Hòa, hiện có 7 công trình đang tồn tại ở phía đông đường Trần Phú, gồm: Cửa hàng mỹ nghệ, Trung tâm du lịch Bốn Mùa, nhà hàng giải khát nhẹ Lousiana, Công viên Phù Đổng, Cảng du lịch phục vụ làng du lịch Bãi Trụ - Đầm Già; khu nghỉ mát Ana Mandara và các dịch vụ du lịch quầy bar, nhà hàng của Câu lạc bộ Bơi thuyền Nha Trang. Cả 7 công trình này đã chiếm đến 2/3 “mặt tiền” bờ biển này.

Mặc dù từ năm 1992, tỉnh Khánh Hòa đã có các đồ án quy hoạch tổng thể TP.Nha Trang, trong đó xác định dải đất phía đông đường Trần Phú được quy hoạch là công viên công cộng, thế nhưng cả 7 công trình trên đây đã được UBND tỉnh qua các thời kỳ khác nhau cấp phép cho hoạt động mà thời hạn của một số công trình đến năm 2023 mới kết thúc! Riêng khu nghỉ mát Ana Mandara hình thành từ những năm 80 của thế kỷ trước nhưng sau này họ “củng cố” thêm bằng các công trình kiến trúc tương đối vững chắc, còn những hơn 10 năm nữa mới hết thời hạn (2.8.2022).

Điều đáng nói là, trong các đồ án quy hoạch của mình, tỉnh Khánh Hòa vẫn luôn xác định rằng dải đất phía đông đường Trần Phú phải là công viên ven biển, kết hợp dịch vụ du lịch và phục vụ công cộng cho TP.Nha Trang. Theo đó, ranh giới của các khu này không được đóng kín, chia cắt bờ biển và che khuất tầm nhìn. Nhưng các công trình kể trên nơi thì tranh tre luộm thuộm xộc xệch như Sailing Club, chỗ thì “bít” luôn tầm nhìn hàng trăm mét như khu nghỉ mát Ana Mandara... Thậm chí có nơi đã tự giăng cờ, khoanh luôn “lãnh địa” bờ biển của riêng mình!

Khu nghỉ dưỡng Ana Mandara chiếm 400 mét “mặt tiền” của đường Trần Phú nhìn ra biển
 
Dọn đường... ngắm biển

Có lẽ các nhà quản lý của tỉnh Khánh Hòa hiện nay đã “nhìn ra” sự thiếu chuyên nghiệp của một thành phố du lịch hàng đầu đất nước nên họ quyết tâm sắp xếp lại, dù nhiều công trình ở phía đông đường Trần Phú thời hạn cuối cùng của nó đến hơn 10 năm nữa mới kết thúc. Theo đó, khuôn viên hàng chục ngàn mét vuông của khu nghỉ dưỡng Ana Mandara là “cục xương” khó nhằn nhất vì các công trình kiến trúc của họ tương đối quy mô và vững chắc nhưng cũng phải chuyển đi, thời hạn cuối cùng là đến năm 2014. Ông Lâm Duy Anh Cường, Giám đốc khu nghỉ dưỡng này xác định, vì sự phát triển của thành phố, đơn vị sẵn sàng chuyển đến chỗ khác, chuyện giải tỏa đền bù sẽ thực hiện theo đúng quy định của nhà nước hiện hành.

Ông Lê Đức Vinh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết, không phải tất cả các công trình hiện tại đều phải chuyển dời mà một số cần được sắp xếp lại sao cho hợp lý, mỹ quan, phục vụ tốt nhất cho du khách và người dân. Mới đây, Tập đoàn Dewan (Ấn Độ) đã có buổi làm việc với tỉnh Khánh Hòa để trình bày ý tưởng về việc đầu tư dự án Phát triển phía đông đường Trần Phú, Nha Trang. Theo đó, toàn bộ phía đông đường Trần Phú sẽ được sắp xếp lại, mỹ quan và hiện đại hơn với nhiều loại hình dịch vụ phục vụ khách du lịch và người dân địa phương mà không làm khuất lấp vịnh Nha Trang. Ý tưởng này đang được tỉnh Khánh Hòa trình Bộ VH-TT-DL để xem xét. Nếu thuận lợi, dự án sẽ hoàn thành vào năm 2016, kịp phục vụ Đại hội Thể thao bãi biển châu Á tại Nha Trang. Và dự án này sẽ “kết thúc” thời kỳ luộm thuộm kéo dài hàng chục năm qua của bờ biển đẹp nhất nước này.

Trần Đăng - Thiện Nhân/ Thanh niên

3/26/2012

Trung Quốc cứng rắn với “thực phẩm gây nghiện”

Ngày 26-3, Tân Hoa xã dẫn lời các quản trị viên thực phẩm hàng đầu Trung Quốc cho biết, nước này sẽ áp dụng hình phạt cứng rắn với các vụ lạm dụng chất gây nghiện và phẩm màu trong ngành công nghiệp thực phẩm.

Trong năm 2012, Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm nhà nước sẽ giám sát chặt chẽ nước dùng lẩu, đồ uống và gia vị tại các nhà hàng vì đây là “vùng nguy hiểm” trong các sự cố về an toàn thực phẩm.

Một trong số 23 nạn nhân bị ngộ độc nitrite sau khi dùng bữa tại một cửa hàng thức ăn nhanh
ở tỉnh An Huy vào ngày 24-3.
 
Mặc dù nhiều chủ nhà hàng cam kết về chất lượng các món ăn, thậm chí mời chuyên gia thực phẩm riêng cho mỗi nhà hàng, nhưng theo báo cáo, một số nhà hàng đã sử dụng thuốc phiện trong nước lẩu, gây nghiện cho thực khách. Phó tổng thư ký Hiệp hội nhà hàng tỉnh Hà Nam Fan Shengwu cho biết: “Thật dễ dàng để có chất gây nghiện từ những nguồn quen thuộc”.

Các cơ quan chức năng sẽ cùng hợp tác trong cuộc chiến an toàn thực phẩm lâu dài này vì các nhà hàng có thể dễ dàng qua mặt các thanh tra. Một biện pháp hiệu quả khác là thưởng tiền cho những người tố cáo các vụ bê bối.

Ngoài ra, ông Qiu Baochang, chủ tịch Hội luật sư bảo vệ người tiêu dùng Trung Quốc đề nghị chính quyền và các quan chức địa phương phải chịu trách nhiệm trực tiếp. Đặc biệt, người đứng đầu một địa phương phải bị sa thải và không được chuyển công tác nếu để xảy ra bất kỳ vụ việc liên quan đến an toàn thực phẩm.

Thanh Hải - SGGP

3/25/2012

Liên hoan ẩm thực xứ Dừa - sân chơi của nghệ thuật ẩm thực

Không phải hội thi ẩm thực, cũng không phải chỉ diễn ra một lần như ở những kỳ Lễ hội Dừa trước, “Liên hoan ẩm thực xứ Dừa" trong khuôn khổ Festival Dừa lần thứ III này là chuỗi các hoạt động nhằm giới thiệu nét đặc sắc, đa dạng của nghệ thuật ẩm thực và các món ăn độc đáo của Bến Tre và khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Chính vì vậy, không gian của Liên hoan ẩm thực xứ Dừa là những gian hàng thoáng mát, nối tiếp nhau trải dọc bên bờ công viên Hùng Vương. Nơi đây được kỳ vọng là sân chơi nghệ thuật ẩm thực dành cho các doanh nghiệp (DN), nhà hàng - khách sạn, đơn vị kinh doanh ăn uống và Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) các huyện, thành phố Bến Tre.

Bánh dừa Giồng Luông - đặc sản của xã Đại Điền (Thạnh Phú).
 
Được bố trí ở 2 khu (nằm bên bờ sông Bến Tre, đoạn từ cầu Bến Tre 2 đến cầu Kiến Vàng và đoạn tiếp sau Đường Dừa, từ Nhà hàng nổi trở ra phía bến phà Hàm Luông cũ), các gian hàng ẩm thực được làm bằng vật liệu dừa (khung nhà) và mái lợp bằng lá dừa nước của xứ dừa Bến Tre. Ông Lê Văn Luông - Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch Bến Tre cho biết, cho tới thời điểm này, có trên 40 gian hàng được thiết kế, với trên 20 DN, đơn vị, tổ chức tham gia. Ngoài ra, phố hàng rong (được bố trí ngay tiếp sau các gian hàng chuẩn) đang mời gọi các cá nhân, đơn vị tiếp tục đăng ký tham gia.

Có DN, nhà hàng đăng ký tham gia một hoặc hai món ăn nhưng cũng có DN đăng ký vài chục món ăn, thức uống phục vụ khách thưởng ngoạn trong những ngày diễn ra Festival Dừa. Với mục tiêu giới thiệu nét đặc sắc đặc sản xứ Dừa nên ban tổ chức giới hạn sản phẩm đưa vào kinh doanh là những món ăn, thức uống và các đặc sản ngon nổi tiếng của địa phương (ngoại trừ động vật quý hiếm cần được bảo tồn). Những thương hiệu quen thuộc với thực khách khi đến Bến Tre đều có mặt trong liên hoan như: Nhà hàng khách sạn Hàm Luông, Nhà hàng Hùng Vương, Nhà khách Bến Tre, Nhà hàng Đồng Khởi, Nhà hàng The Champagne, Công ty TNHH Du lịch - Dịch vụ - Thương mại Cồn Phụng, Du lịch Lan Vương…

Cùng với các DN, nhà hàng, Liên hoan ẩm thực xứ dừa lần này còn có 9 gian hàng dành cho những nghệ nhân từng đoạt giải tại các hội thi ẩm thực do Hội LHPN tỉnh tổ chức. Bà Nguyễn Thị Kiều Oanh - Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh cho biết, Hội đã định hướng để chị em đem những món ăn dân dã nhưng rất đặc trưng của xứ Dừa, của miền quê Nam bộ vào Liên hoan ẩm thực. Trên 30 sản phẩm bánh, mứt, món ăn mặn, thức uống sẽ được Hội Phụ nữ các cấp giới thiệu theo cách riêng của mình. “Đó là những món truyền thống được các bà, các mẹ truyền từ đời này sang đời khác. Phụ nữ Bến Tre hôm nay muốn được thêm một lần nhắc nhớ, đặc biệt với những người con xa quê bằng các món ăn dân dã như cháo cá nước cốt dừa, bánh canh nước cốt dừa, bánh rau mơ, bánh cuốn, ốc xào dừa, đuông dừa…” - bà Kiều Oanh chia sẻ.

Điểm nhấn của Liên hoan ẩm thực xứ Dừa là tạo điều kiện để các nghệ nhân khắp nơi đến học hỏi, trao đổi kinh nghiệm. Do đó, các hoạt động giao lưu văn hóa ẩm thực, giới thiệu, trình diễn nghệ thuật chế biến món ăn được đặc biệt chú trọng. Các đơn vị tham gia được khuyến khích thể hiện phong cách phục vụ, phục trang mang đặc trưng văn hóa ẩm thực gắn với thương hiệu của mỗi đơn vị. Còn với tổ chức Hội Phụ nữ, bà Nguyễn Thị Kiều Oanh cho biết, yếu tố truyền thống sẽ được thể hiện đậm nét ở mỗi gian hàng. Nhiều thế hệ cùng tham gia chế biến sản phẩm ngay tại chỗ. Thực khách cũng có thể cùng tham gia các công đoạn chế biến và thưởng thức món ăn, thức uống do chính tay mình làm ra là cách mà các gian hàng ẩm thực của Hội Phụ nữ “níu chân” khách thưởng lãm.

Bên cạnh nghệ thuật chế biến thức ăn, việc pha chế nước uống cũng sẽ được các gian hàng biểu diễn theo văn hóa ẩm thực của địa phương, nhà hàng, công ty mình. Nghệ thuật tỉa rau, củ, quả... cũng sẽ được trình diễn nhằm giới thiệu những đôi tay khéo léo của các chị, các mẹ của quê hương xứ Dừa.

Cùng với không gian của Liên hoan ẩm thực, trình diễn nghệ thuật chế biến món ăn trong Nhà Dừa cũng là điểm nhấn của Festival Dừa. Các nghệ nhân từ các làng nghề truyền thống của tỉnh sẽ trình diễn cách làm bánh tráng dừa, bánh phồng, bánh tét chữ, bánh ít nhân dừa, mứt dừa và bánh dừa. Trong ngôi Nhà Dừa ba gian, thực khách vừa thưởng thức nghệ thuật đờn ca tài tử, hát sắc bùa, hò vè vừa tham gia, chứng kiến nghệ thuật làm các món ăn từ dừa, nơi đây được kỳ vọng sẽ để lại ấn tượng khó phai với khách thưởng lãm.

Bên bờ sông Bến Tre lộng gió, thả hồn cùng hương vị đặc biệt của món chuối già quết với cơm dừa cuốn lá cách, chấm với nước mắm chua cay… Ấn tượng ẩm thực xứ Dừa!

Liên hoan ẩm thực xứ dừa lần I năm 2012 khai mạc lúc 9 giờ ngày 5-4-2012 và bế mạc lúc 22 giờ 9-4-2012, được tổ chức 2 khu - đều nằm trên công viên Hùng Vương bên bờ sông Bến Tre. Các tiết mục biểu diễn cách chế biến món ăn, văn hóa ẩm thực địa phương… sẽ được thực hiện vào các đêm 6, 7, 8-4-2012.

Phương Yến - Báo Đồng Khởi

3/24/2012

15 món ăn Việt khiến du khách nước ngoài mê mẩn

"Tiếng lành đồn xa", rất nhiều du khách nước ngoài không quản ngại khoảng cách địa lý xa xôi đã cất công đi đến dải đất hình chữ S để được thưởng thức món phở trứ danh, hay món bún đậu mắm tôm với hương vị khó quên...

1. Phở

 

Danh sách ẩm thực Việt Nam sẽ thiếu xót rất lớn nếu thiếu đi món phở. Phở xuất hiện ở mọi nơi, mọi ngóc ngách tại Việt Nam, từ vỉa hè cho đến nhà hàng sang trọng. Du khách nước ngoài không khỏi xuýt xoa khi được thưởng thức bát phở nghi ngút khói với nước dùng thơm ngọt được ninh kỹ với xương lợn hoặc bò.

2. Chả cá


Đến du lịch Hà Nội, không chỉ có du khách nước ngoài mà cả các khách thập phương cũng tìm đến các nhà hàng nổi tiếng để được thưởng thức món này. Thậm chí, con phố Hàng Sơn trước đây đã được đổi tên thành phố Chả Cá vì đặc sản của đất Hà Thành - Chả cá Lã Vọng. Các khúc cá được thái ra vừa ăn, tẩm ướp, nướng trước trên than, rồi sau đó người ăn sẽ rán lại trên chảo với thìa là, ăn cùng bún và mắm tôm.

3. Bánh xèo


Món bánh xèo hấp dẫn người ăn bởi lớp vỏ ngoài rán giòn, bên trong có thịt lợn, tôm và giá đậu. Bánh được cắt thành những miếng vừa ăn, sau đó tùy từng địa phương sẽ có cách ăn khác nhau, nơi thì cuộn trong bánh tráng, chỗ thì ăn cùng lá rau diếp chấm nước chấm.

4. Cao lầu


Đây là một món mỳ đặc trưng của đất Hội An gồm thịt heo rán, nước dùng và ăn cùng rau sống.

5. Phở cuốn


Vẫn là những miếng bánh phở, thịt bò, nhưng phở cuốn chế biến nhanh và dễ dàng hơn nhiều so với phở nước. Bánh phở để nguyên miếng cuốn với thịt bò đã xào với gia vị, rau xà lách, rau mùi và chấm với nước mắm chua cay.

6. Nem


Rất nhiều du khách nước ngoài cảm thấy thích thú khi được thưởng thức món nem ở Việt Nam. Trộn đều các nguyên liệu làm nhân: miến, thịt lợn xay, giá, trứng, nấm hương, mộc nhĩ sau đó dùng bánh tráng cuộn tròn và rán trên chảo mỡ. Nem ăn kèm với rau sống và nước chấm được pha từ nước mắm, giấm, đường.

7. Gỏi cuốn


Khi ngán các món rán, nướng, món ăn du khách tìm đến chính là gỏi cuốn. Món ăn này không những ngon mà còn rất có lợi cho sức khỏe. Lát thịt luộc, hoặc đồ biển, thêm rau mùi, xà lách, tất cả được cuốn tròn trong bánh tráng và chấm với nước chấm được pha khéo léo từ nước mắm, giấm, đường, ớt.

8. Bún bò Nam bộ


Món này đặc biệt ở chỗ không sử dụng nước dùng thông thường được ninh từ xương mà thay vào đó là nước chấm mắm, giấm, tỏi, ớt. Bát bún bò Nam bộ bao gồm các miếng thịt bò xào mềm ngấm gia vị, lạc rang, giá, các loại rau sống và hành khô. Người ăn chỉ cần trộn đều các thứ rồi thưởng thức.

9. Bánh khọt


Bánh khọt là loại bánh được làm từ bột gạo, có nhân tôm, rán vàng và ăn kèm với rau sống và nước chấm.

10. Gà tần


Ngoài hương vị thơm ngon, món gà tần còn có giá trị dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe. Miếng gà được ninh nhừ trong các loại thảo mộc và nêm nếm gia vị vừa miệng.

11. Bò lá lốt


Ẩm thực Việt Nam rất đa dạng với các món ăn được chế biến muôn hình vạn trạng tùy thuộc từng vùng miền. Bò lá lốt chính là một món ăn khá sáng tạo và ngon miệng. Có thể xay thịt lợn/thịt bò cho gia vị, hạt tiêu trộn đều rồi cuốn thịt trong lá lốt. Sau đó sẽ được nướng trên than và hương vị cay của lá lốt sẽ ngấm vào bên trong.

12. Bánh cuốn


Nhiều du khách rất thích thú được nhìn thấy cảnh làm bánh cuốn trong các cửa hàng. Từng lát bánh mỏng nóng hổi được cuốn thịt lợn băm rồi chấm với nước mắm tạo nên hương vị khó quên.

13. Bún đậu mắm tôm


Món này đơn giản chỉ là đậu phụ và bún được ăn với mắm tôm - loại mắm đặc biệt của Việt Nam. Chanh, đường, ớt, giấm sẽ được pha thêm vào mắm tôm để vừa miệng.

14. Bánh ướt thịt nướng


Món ăn này rất phổ biến ở miền Trung Việt Nam, bên ngoài là bánh ướt mềm và dai, bên trong cuốn bằng thịt nướng và rau. Đặc biệt ở món ăn này chính là nước chấm, không phải nước mắm chua cay mà là một thứ nước sốt sền sệt. Ngoài mùi thịt nướng thơm phức, nước chấm cũng là điểm hấp dẫn du khách của bánh ướt thịt nướng.

15. Bún chả


Phở có thể là món ăn nổi tiếng nhất Việt Nam nhưng bún chả lại là sự lựa chọn hàng đầu khi đến giờ ăn trưa của người dân thủ đô. Những miếng chả thịt lợn được nướng trên than hoa vàng rộm thực sự thu hút các du khách. Thịt được ăn kèm với 1 bát nước mắm chua cay, rau sống và bún.

THU TRANG - Theo Infonet.vn

3/20/2012

Cơm bụi “lao đao”, nhà hàng “lên ngôi”

Trước thông tin phát hiện thịt lợn tại một số cơ sở chăn nuôi tại phía Nam nhiễm độc, không chỉ người chăn nuôi, buôn bán trong Nam gặp khó khăn, mà ngay tại Hà Nội những quán cơm bình dân, vỉa hè cũng “lao đao”.

Cái gì cũng lấy trừ… thịt lợn

Theo thường lệ, từ 11h trưa đến 1h chiều, quán bà Béo nằm trên đường Tăng Thiết Giáp lúc nào cũng đông khách. Nhân viên vào giờ đấy không lúc nào ngơi tay.

Nhưng tuần vừa qua, bà Béo bắt đầu ngán ngẩm khi lượng khách ngày thưa dần. Lượng người vào ăn đã giảm 1/3, trong đó, những món ăn hàng ngày như thịt luộc, xào, kho hầu như không mấy khách lấy.

Nhiều thực khách lo ngại thịt lợn trong bữa ăn.

Bà Béo cho biết: “Rau củ quả, cá, tôm họ đều chọn nhưng thịt thì ít người chọn. Trong đó, đĩa cơm có thịt thường tính giá cao hơn, nhưng giờ thịt ế ẩm nên một suất cơm rau đậu, cá cá cũng chỉ trung bình 15.000-20.000 đồng/đĩa”.

Tại quán cơm bụi trên đường Trần Đăng Ninh cũng rơi vào trường hợp tương tự. Hòa, nhân viên chạy bàn ở đây than thở: “Bình thường vào buổi trưa quán ăn lúc nào cũng náo loạn, vậy mà mấy ngày qua, nhân viên chúng em vẫn khá thảnh thơi ”.

Thay vì lựa chọn thịt như mọi lần, Toàn (Trần Đăng Ninh) dè dặt khi chọn món ăn. Anh chủ yếu lựa những món như lạc, đậu, cá, rau. Anh chia sẻ: “Buổi trưa không có thời gian về nhà nên tranh thủ ăn cơm quán. Nhưng bây giờ anh hạn chế ăn thịt chuyển sang mấy món ăn chay”.

Anh cũng cho biết thêm, trước thông tin thịt lợn nhiễm độc dù chưa phát hiện ở ngòai Bắc nhưng vợ anh vẫn thấy lo. Trước khi đi làm đều dặn “Anh chọn món nào cũng được trừ…thịt lợn”.

Dù đắt những vẫn đi… nhà hàng

Thời gian gần đây, Tư nhân viên nhà hàng trên đường Nguyễn Chí Thanh thấy quán đông hơn thường lệ, không chỉ dân văn phòng mà ngay cả sinh viên một số trường gần đó cũng kéo tới ăn. Hỏi ra mới biết, do sợ ăn cơm bụi không đảm bảo vệ sinh, nhất là những món liên quan đến thịt lợn nên quyết định chọn nhà hàng nào bán cơm văn phòng khoảng 30.000 đồng/suất thì đến, dù đắt nhưng… vệ sinh.

Tại quán ăn Camisa trên đường Kim Mã, nhân viên ở đây cho biết vẫn phục vụ cơm văn phòng giá từ 30.000-40.000 đồng/suất. Không những thế, quán ăn này còn phục vụ đồ ăn sáng như bún, phở, bánh cuốn nên dù nhìn sang trọng vẫn thu hút giới văn phòng, sinh viên.

Nhiều ghế trống trong giờ cao điểm tại quán cơm bụi.

Hoàn, nhân viên ĐH Quốc gia Hà Nội cho biết: “Hiện nay rất nhiều nhà hàng kinh doanh cơm văn phòng phục vụ bữa trưa, dù đắt hơn cơm bụi một chút thì dân văn phòng như mình vẫn muốn đến ăn”.

Chị cũng cho biết thêm: “Tôi cũng từng làm thêm tại một số nhà hàng thời còn đi học, dù quy trình vệ sinh vẫn không quá đảm bảo nhưng so với các quán ăn vỉa hè, cơm bụi thì chắc chắn sạch hơn rất nhiều. Nên ăn tại đó thấy yên tâm hơn”.

Được biết gần đây, ngoài thông tin thịt lợn nhiễm độc, xét nghiệm trong một vụ dịch vừa xảy ra tại Yên Bái cho thấy, trong thịt lợn chế biến thành nem có tới 879 ấu trùng giun xoắn/g thịt và hầu hết các vụ dịch giun xoắn thường xảy ra do ăn thịt sống, thịt không đảm bảo chất lượng. Vì vậy, người tiêu dùng cần phải cẩn thận khi lựa chọn nơi ăn uống và mua thực phẩm chế biến để đảm bảo an toàn tốt nhất cho sức khỏe của mình.

Tuệ Chi - Lao động

Siết hoạt động tàu thủy du lịch

Sẽ không cấp phép đóng mới cho các tàu thủy lưu trú du lịch nghỉ đêm, nhà hàng nổi, khách sạn nổi bằng vật liệu gỗ hoặc được hoán cải từ các tàu vỏ gỗ

Sau những vụ chìm tàu du lịch khiến hàng chục người chết trong thời gian qua, Bộ GTVT đã gấp rút xây dựng quy định để sớm thắt chặt hoạt động của loại hình này. Dự thảo thông tư quy định yêu cầu kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với tàu thủy lưu trú du lịch ngủ đêm, nhà hàng nổi, khách sạn nổi do Vụ Khoa học Công nghệ và Cục Đăng kiểm - Bộ GTVT xây dựng đang lấy ý kiến của các cơ quan liên quan đã đưa ra hàng loạt tiêu chuẩn khắt khe đối với các loại phương tiện này.

Bịt lỗ hổng

Ông Trịnh Ngọc Giao, Cục trưởng Cục Đăng kiểm, cho biết từ trước tới nay chưa có tiêu chuẩn về tàu lưu trú qua đêm trên vịnh hoặc sông. Các tàu này được cấp phép, đăng kiểm với tư cách là tàu chở khách. Khi ngành du lịch phát triển quá nhanh, nhu cầu được nghỉ ngơi qua đêm trên vịnh tăng cao buộc các chủ tàu khách phải trang bị thêm các phương tiện kỹ thuật để bảo đảm an toàn.Tuy nhiên, khi gặp điều kiện thời tiết bất thường hoặc một sự cố kỹ thuật nào đó, các tàu du lịch rất dễ gặp phải những tai nạn chìm tàu, nguy cơ gây chết nhiều người. Suốt một thời gian dài, chính quyền địa phương tỏ ra lúng túng bởi chưa có quy định, tiêu chuẩn cụ thể về tàu lưu trú qua đêm cũng như khách sạn nổi, nhà hàng nổi.

An toàn cho du khách phải đặt lên hàng đầu trong hoạt động của tàu thủy du lịch.
 
Theo dự thảo, nhà hàng nổi, khách sạn nổi sẽ phải trang bị áo phao đủ cho 100% số người trên tàu. Riêng tàu du lịch nghỉ đêm phải trang bị phao cứu sinh đủ cho 200% số người trên tàu, trong đó 100% số phao được bố trí trong các buồng ngủ, số còn lại được đặt tại phòng ăn, bar, nơi làm việc một cách phù hợp. Trang bị của các buồng và các vật liệu trang trí khác trên tàu thủy du lịch phải được cố định, không dịch chuyển trong mọi điều kiện thời tiết.

Các khu vực công cộng trên tàu phải có các cửa thoát hiểm, các cửa này phải bảo đảm không để tắc nghẽn khi có sự cố. Trong buồng khách, buồng công cộng phải bố trí sơ đồ thoát hiểm, hướng dẫn sử dụng trang bị cứu sinh. Đồng thời bảo đảm yêu cầu nghiêm ngặt về hệ thống điện, phòng chống cháy nổ, tín hiệu…

Xóa bỏ dần tàu gỗ

Theo khảo sát của Cục Đăng kiểm, có rất nhiều nguyên nhân được coi là nguy cơ dẫn tới các vụ tai nạn chìm tàu du lịch, trong đó có trình độ năng lực và sự lơ đễnh của thuyền viên trên tàu khi trực đêm. “Bên cạnh đó, các tàu không được trang bị đầy đủ phương tiện kỹ thuật nên không thể phát hiện nguy cơ tai nạn. Khi gặp sự cố thì sự non yếu về kỹ thuật cũng khiến họ lúng túng” - ông Trần Kỳ Hình, Phó Cục trưởng Cục Đăng kiểm, cho biết.

Dự thảo do Bộ GTVT xây dựng quy định sẽ không cho phép đóng mới các tàu du lịch nghỉ đêm, nhà hàng nổi, khách sạn nổi bằng vật liệu gỗ hoặc hoán cải từ tàu vỏ gỗ. Các tàu này phải được đóng từ thép, nhôm, chất dẻo cốt sợi thủy tinh, xi măng lưới thép, bê tông cốt thép được phân cấp và giám sát kỹ thuật theo quy định. Ông Trần Kỳ Hình cho rằng tàu du lịch đóng bằng gỗ không bảo đảm an toàn bằng tàu làm từ các vật liệu khác. Nhiều nước trên thế giới hiện nay đã không cho phép tàu đóng bằng gỗ hoạt động trong lĩnh vực du lịch nhằm bảo vệ môi trường và nguồn gỗ quý trên rừng.

Theo ông Trịnh Ngọc Giao, sau khi Bộ GTVT phê duyệt thông tư, sẽ có đợt rà soát các tàu gỗ đang hoạt động trong lĩnh vực du lịch nghỉ đêm, nhà hàng nổi, khách sạn trên phạm vi cả nước. “Chỉ những tàu gỗ đạt tiêu chuẩn mới được tiếp tục cấp phép hoạt động nhưng cũng sẽ giới hạn “độ tuổi” nhất định nhằm bảo đảm quyền lợi cho chủ đầu tư thu hồi vốn” - ông Giao nói. Ông Giao cho biết sau vụ chìm tàu Trường Hải 06 hồi tháng 2-2011 khiến 12 người thiệt mạng, UBND tỉnh Quảng Ninh đã ngừng cấp phép cho các tàu du lịch đóng bằng gỗ.

Hiện Bộ GTVT cùng Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch cũng đang xây dựng một thông tư liên tịch về quản lý hoạt động vận tải du lịch, trong đó quy định rõ trách nhiệm, hoạt động cụ thể của các thuyền viên trên tàu du lịch.

Một số vụ chìm tàu gần đây
- Ngày 24-9-2009, tàu QN-5298 rời đảo Ti-tốp (vịnh Hạ Long - Quảng Ninh) ra Cát Bà - Hải Phòng thì gặp nạn khiến 5 người chết (3 khách nước ngoài và 2 người Việt Nam).
- Ngày 17-2-2011, tàu Trường Hải 06 chìm trên vịnh Hạ Long khiến 12 người chết, trong đó có 10 người nước ngoài.
- Ngày 20-5-2011, tàu Dìn Ký ở Bình Dương chìm khiến 15 người tử nạn.

THẾ KHA - Người Lao động

McDonald bán cánh gà hết hạn, thịt bò rơi dưới đất

Phóng viên Đài Truyền hình Trung Ương Trung Quốc (CCTV) đã bí mật ghi lại hình ảnh nhân viên một nhà hàng McDonald ở Bắc Kinh tự ý dùng lại sản phẩm cánh gà quá thời gian quy định bán ra cho khách và thay đổi thời hạn ghi trên túi đựng bánh nướng.

Một nhà hàng McDonald ở Bắc Kinh đã bị phát hiện bán sản phẩm quá thời hạn sử dụng theo quy định. Đoạn video clip mà Đài Truyền hình Trung Ương Trung Quốc phát đi cho thấy, nhân viên nhà hàng đã sử dụng lại cánh gà không đúng quy định thời gian bán ra cho khách và thậm chí dùng lại thịt bò rơi trên sàn.

Đoạn clip đã được một phóng viên bí mật ghi lại và phát sóng trên truyền hình Trung Quốc đúng ngày Quốc tế Người Tiêu dùng 15/3 vừa qua.


Trong đoạn video, nhân viên nhà hàng McDonald ở khu vực Sanlitun – Trung tâm thủ đô Bắc Kinh đã chỉnh lại đồng hồ trên lò nướng, dù máy đã báo các thực phẩm này phải được loại bỏ. Bằng cách này, sản phẩm được làm nóng trở lại để bán cho các khách hàng khác.
Theo quy định của Mc Donald, sản phẩm cánh gà chỉ được bán cho khách hàng trong vòng 30 phút sau khi ra lò. Thế nhưng, sau 2 giờ ra lò, sản phẩm vẫn không bị vứt bỏ mà được sử dụng trở lại nhờ chiêu này của nhân viên.

Trong khi đó, các miếng pho mát theo quy định không được bán cho khách khi đã tiếp xúc với không khí trong vòng 2 tiếng. Thế nhưng, đoạn video cho thấy, miếng phó mát vẫn được cho vào món bánh mỳ kẹp thịt dù chúng đã nằm trên đĩa từ 1:10’ đến 5h45’.

Ngoài ra, thời hạn trên bao bì của loại bánh nướng bán ra cho khách ghĩ rõ, sản phẩm bán trước 10h20’ song được nhân viên viết lại bán trước 11h20’, tức dài hơn 1 tiếng so với quy định.

Một nhân viên nói: “Theo quy định, bánh nướng hết hạn sử dụng phải bị loại bỏ, nhưng không có chi nhánh nào thực hiện quy tắc giám sát và người giám sát cũng không để ý”.

Trong một đoạn khác, nguyên liệu thịt bò rơi trên mặt đất, nhưng nhân viên vẫn thản nhiên nhặt lên và đặt vào vị trí cũ Nhân viên cửa hàng cho biết: “Bạn không phải là người ăn chúng. Các vi khuẩn sẽ chết khi thịt bò được rán và sẽ không gặp bất kỳ vấn đề sức khỏe nào sau khi ăn”.

Một nhân viên cho biết, họ đã tự phá bỏ các quy tắc, bởi vì nếu các đồ trên không bán cho khách sẽ làm tăng chi phí và ảnh hưởng đến tiền thưởng của họ. “Chỉ khi nào có lợi nhuận, nhân viên mới có tiền thưởng”, nhân viên nói thêm.

Ông Chen Chuanyi – Người đứng đầu hiệp hội về giám sát chất lượng, kiểm tra và kiểm dịch thực vật, động vật cho biết, hiệp hội đã khảo sát 30 nhà hàng McDonald ở Thiên Tân, Thạch Gia Trang và phát hiện nhiều nhà hàng cũng có những vấn đề tương tự, 7 nhà hàng không có giấy chứng nhận sức khỏe của nhân viên.

Ông Chen Chuanyi cho biết: "Chúng tôi cũng phát hiện thấy nơi chứa thực phẩm không đáp ứng tiêu chuẩn. Đáng lo ngại có thể cốc giấy và giấy làm túi đóng gói không đảm bảo quy định an toàn”.

Người phát ngôn của Mcdonald tại Trung Quốc, Sophia Luan, cho hay, đây là sự cố hi hữu và công ty cam kết sẽ điều tra và đào tạo lại nhân viên về vấn đề an toán, chất lượng sản phẩm.

Thành Công - VTC News

3/18/2012

Muôn kiểu cafe công nghệ ở Sài Gòn

Bên cạnh cafe hi-end nở rộ trước đây, các quán cho phép người sử dụng trải nghiệm máy tính bảng hay thảo luận về máy ảnh, điện thoại, phim 3D đang xuất hiện ngày càng nhiều.

Nằm trên khu phố yên tĩnh tại trung tâm quận 1, quán MTB gây bất ngờ bởi việc trưng bày nhiều loại máy tính bảng. Khách hàng có thể bắt gặp đủ các mẫu tablet từ phổ biến như iPad 2, Galaxy Tab 10.1 cho đến Kindle Fire, Asus Transformer, Motorola Xoom hay hiếm hơn là HP TouchPad, Sony Tablet S. Mỗi khách được mượn máy trong 30 phút (miễn phí), nữa giờ tiếp theo sẽ tính 10.000 đồng.

Mỗi khách một máy tại quán cafe Máy tính bảng.
 
Bên cạnh đó, quán này cũng kiêm luôn việc tư vấn khi khách có nhu cầu mua máy. "Mình cùng bạn bè góp vốn, khoảng gần 800 triệu đồng cho quán, riêng phần đầu tư máy tính bảng đã lên đến khoảng 200 triệu đồng", anh Tô Quốc Huy, chủ quán MTB trên đường Phó Đức Chính chia sẻ.

Theo anh Huy, việc tính 10.000 đồng cho mỗi 30 phút kế tiếp là để khách không giữ mày quá lâu vì quán chỉ có hơn 10 thiết bị. "Những lúc đông khách sẽ không có đủ cho tất cả mọi người". Chủ quán cho biết, ý tưởng kinh doanh xuất phát từ những bạn bè yêu công nghệ của mình muốn có một nơi trao đổi kinh nghiệm các dòng máy tablet với nhau.

Cafe Photo dành cho giới mê nhiếp ảnh trên đường Đinh Tiên Hoàng, quận 1 mở cửa vào tháng 5/2011. Tuy nhiên, chủ quán cho biết do giá thuê mặt bằng đang lên cao (hơn 2.000 USD một tháng) nên sắp tới, họ sẽ tính thuê một địa điểm khác để kinh doanh. Đây là địa điểm dành cho giới mê ảnh Sài Gòn, những người cần một không gian trao đổi về kỹ thuật chụp, cũng như giao lưu các thiết bị.

Quán cafe thu hút giới yêu đồ số đang mọc lên khắp Sài Gòn. Xu hướng chơi đồ Apple phát triển khiến những quán dành cho giới này ngày một nhiều. Anh Thanh Hải, chủ quán dành cho dân "chơi táo" trên đường Lê Quý Đôn cho biết, không chỉ uống cafe, khách hàng còn được cài đặt ứng dụng, trao đổi máy dễ dàng hơn.

Tương tự, với đam mê công nghệ 3D, một dân chơi ở TP HCM mở hẳn quán ở chung cư Bàu Cát, quận Tân Bình để khách có thể trải nghiệm công nghệ 3D, xem phim tại các phòng chiếu... và thực hiện các buổi offline về hình ảnh ba chiều cho giới mộ điệu tại Sài Gòn. Ngoài ra, người mê HD và 3D còn được trao đổi những kinh nghiệm về set up các bộ dàn home cinema, hệ thống chiếu phim phân cực, nguồn phim 3D Bluray Iso... Quán được đầu tư khoảng 4 tỷ đồng.

Nhiều quán cafe gắn với các buổi sinh hoạt của cộng đồng yêu công nghệ.

Một trong những quán kết hợp công nghệ nổi tiếng và được khai trương nửa năm trước là cafe F1 của Thế Giới Di Động. Lúc đó, F1 có những bàn trưng bày sản phẩm công nghệ để khách uống nước trải nghiệm, đồng thời quán cũng kiêm luôn việc tư vấn cho khách. Trong khi đó, Tinhte cafe trên đường 3/2, quận 10, xuất hiện vài năm nay thu hút một lượng đông giới trẻ đến "ngồi đồng" và thảo luận về sản phẩm.

Xu hướng này đang thu hút rất nhiều khách hàng, đặc biệt những người mê công nghệ, tuy nhiên theo các chủ kinh doanh, khó khăn của những quán dạng này luôn là tiền đầu tư vào sản phẩm công nghệ rất lớn. "Hiện chúng tôi đang tạm dừng mô hình này, mặt bằng lầu 1 đã dành cho việc bán hàng. Doanh số từ lúc khai trương của quán không khả quan và quán chưa thể tự nuôi mình", ông Phạm Thanh Hải, Giám đốc dự án nói.

Với việc mỗi tuần, thị trường công nghệ luôn có sản phẩm mới, mỗi sản phẩm cũng từ vài đến cả chục triệu đồng, chi phí sản phẩm công nghệ mỗi tháng của quán này cũng lên đến con số trăm triệu đồng. Đại diện F1 cho biết sau năm nay mới có thể tính tiếp việc có quay trở lại mô hình cafe công nghệ hay không.

Kiên Cường - Vnexpress

Mở bán 22.000m2 “Phố ẩm thực” tại TTTM Vincom Mega Mall

Công ty CP Vincom đã mở bán 22.000m2 sàn khu "Phố ẩm thực", tầng hầm Trung tâm Thương mại (TTTM) Vincom Mega Mall - khu đô thị phức hợp Royal City (đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân).

 

Với 130 nhà hàng hội tụ tinh hoa ẩm thực bốn phương, đây là mô hình hoàn toàn mới lần đầu có ở Việt Nam. Theo lãnh đạo Vincom, lần mở bán này dành riêng cho khách hàng có nhu cầu đầu tư, sở hữu hoặc kinh doanh lâu dài tại "Phố ẩm thực" Vincom Mega Mall. Dự kiến, toàn bộ TTTM Vincom Mega Mall, với tổng diện tích 230.000m2, gồm các thương hiệu bán lẻ, quần thể vui chơi, giải trí, đại siêu thị, sân băng… sẽ khai trương vào tháng 8-2013.

Khánh Khoa - Hà Nội Mới

Hương vị Việt được ưa chuộng trên đất Thái Lan

Nhà hàng phục vụ món ăn Việt Nam của Việt kiểu ở Bangkok.
Nhiều món ăn Việt Nam đã trở nên phổ biến và được người dân Thái ưa chuộng, nhờ có hương vị riêng và nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe lại không quá cay nên dễ thưởng thức.

Trong số các món ăn có tiếng đó có nem nướng (người Thái gọi là naem nuong), nem cuốn (poh pia), tôm bao mía (goong phan oy), bánh xèo (khanom bueang yuan) đang hiện diện tại khá nhiều địa danh thuộc Bangkok, Chiang Mai, Phuket... của xứ "chùa Vàng."

Sự xuất hiện quán ăn Việt trên đất Thái một phần cũng vì đây là mảnh đất hội tụ nhiều nền văn hóa, kể cả văn hóa ẩm thực, và người Việt Nam sang đây du lịch ngày càng nhiều. Song có lẽ không ở đâu mà món ăn Việt lại được cả người bản quốc và Việt kiều yêu thích như ở Thái Lan, nơi Việt kiều mở khá nhiều nhà hàng. Người Thái thích món ăn Việt Nam vì ngon và tốt cho sức khỏe, trong đó việc thưởng thức nhiều loại rau sống là một điểm đặc sắc của món ăn và cũng là yếu tố không thể thiếu, khiến thức ăn Việt Nam được nhận sự ưa thích ở đây.

Theo phụ san tuần Spectrum của tờ Bưu điện Bangkok, lúc đầu số nhà hàng phục vụ các món ăn của Việt Nam ở Băngcốc chưa nhiều, trước khi nhiều cửa hàng ăn đưa bánh xèo, nem rán và nem cuốn vào trong thực đơn đa dạng của họ. Các món ăn Việt Nam đã lan tỏa từ những cộng đồng người Việt vốn di cư sang Thái Lan tới nhiều tỉnh, thành ở nước này.

Có mặt từ những năm đầu của triều đại Ratanakosin và đến đời Vua Rama III, người Việt được Hoàng gia Thái Lan cho phép lập một cộng đồng mà người Thái gọi là Ban Yuan Sam Sen (Làng người Việt ở Sam Sen), Băngcốc. Cộng đồng quần tụ quanh khu vực kéo dài từ đường Sam Sen đến bờ sông Chao Phraya, gần Tòa nhà Chính phủ và Quốc hội Thái Lan. Tại đó có một chợ bán nhiều loại thực phẩm Việt Nam và nhà thờ mang tên thánh Phrancis Xavier, thu hút đông người Thái gốc Việt (còn gọi là người Việt cũ) đến thăm vào dịp cuối tuần.

Dù nay có nhiều người rời đó đến sống ở nơi khác trong thành phố, song họ vẫn gắn bó với nhau bởi tôn giáo và văn hóa và sáng chủ nhật họ thường trở về đó để đi lễ, gặp người thân và những người hàng xóm của họ. Họ hay đi mua thực phẩm và đồ ăn có thể dùng tại chỗ hay đưa về nhà cho người thân nên vào buổi sáng chủ nhật, khu vực Sam Sen và lân cận sống động hơn.

Quanh khu nhà thờ có nhiều quầy hàng bán đặc sản Việt Nam như giò chả, nem nướng, bánh cuốn, bánh tráng (đa nem), cà phê Trung Nguyên. Để làm món bánh cuốn, nước hòa bột gạo được đổ lên mảnh vải căng trên miệng nồi hấp chín bằng nước sôi, với nhân gồm nhiều gia vị trong đó có hành tươi và thịt lợn băm nhỏ chấm với nước mắm pha chế theo phong cách Việt. Món này ăn ngon và chỉ có thể tìm thấy nhiều ở các vùng khác tại miền đông bắc của Thái Lan, nhất là khu vực dọc sông Mekong.

Qua các chuyến công tác ở địa bàn trong hơn 3 năm qua, phóng viên TTXVN tại Thái Lan quan sát thấy nhiều món ăn Việt được bày bán tại các nhà hàng và chợ ở miền đông bắc xứ "chùa Vàng" như giò chả, bánh chưng, nem nướng, có thể thưởng thức với dưa chuột cắt nhỏ, chuối xanh, dứa, khế, tỏi, ớt sau khi cuốn lại rồi chấm với tương có chút đường và dấm ăn nhẹ nhàng ngon miệng. Trở nên phổ biến và được ưa chuộng từ lâu, giò chả của nước ta được người Thái gọi là "mủ dò" ("mủ” nghĩa là thịt heo, trong khi từ còn lại thì mượn theo cách phát âm gần giống tiếng Việt). Người dân địa phương ưa thích món ăn này bởi có hương vị ngon đậm đà, giá thành không cao mà dễ bảo quản, và được dùng làm thành phần nguyên liệu trong nhiều món ăn phổ biến của người Thái.

Gia đình ông Vũ Mạnh Hùng và nhiều gia đình khác ở Udon Thani, Nong Khai, Ubon Ratchathani và một số tỉnh có đông Việt kiều sinh sống là những người có nhiều đóng góp trong việc lưu giữ nét văn hóa quê hương, góp phần giúp quảng bá và làm nổi danh thêm món ăn truyền thống đặc trưng của Việt Nam tại xứ người. Phở Việt cũng có mặt ở miền đông bắc và Bangkok, nhưng hương vị không giống lắm và không thơm ngon bằng phở tại Hà Nội.

Kinh doanh món Việt đang là nghề nuôi sống nhiều gia đình Việt Nam qua nhiều thế hệ trên đất Thái, vốn di cư qua xứ "chùa Vàng" từ những năm Pháp thuộc và mang theo cả ký ức về món Việt vốn rất đơn sơ của thời kỳ đó. Món bánh xèo Việt Nam được làm với lớp bột chiên vàng tạo thành một vỏ bao mỏng đẹp mắt, nhân có thịt lợn băm, hành, giá đậu. Người Thái cũng học theo cách làm này nhưng cho thêm nhiều thứ khác vị mặn, ngọt, cay, với cả dừa và lạc và cũng ăn cùng với rau diếp hay xà lách.

Chị Piyakul Suwansumrit, có tên tiếng Việt là Tuyết và là thành viên của Hội văn hóa Thái-Việt tại Bangkok, cho biết ý tưởng kinh doanh món ăn quê hương của chị xuất phát từ nhu cầu được thưởng thức món Việt. Cũng như nhiều người sống xa quê, chị Piyakul luôn nhớ và thèm hương vị của những món ăn Việt Nam. Những năm trước, tìm được nhà hàng Việt Nam trên đất Thái khó lắm, chưa nói tới việc khi đến những quán ấy mà chỉ thấy những món ăn chẳng có vị Việt Nam chút nào.

Theo chị Payikul, việc kinh doanh nhà hàng nói chung quả là một thách thức đối với Việt kiều tại Thái Lan, mảnh đất hội tụ nhiều nền văn hóa kể cả văn hóa ẩm thực nên có rất nhiều nhà hàng kinh doanh đủ loại món ăn trên thế giới. Tuy nhiên, món Việt là một sản phẩm đặc thù mà nếu không phải là người Việt kinh doanh thì không dễ thành công. Cách thức của chị là làm sao để món Việt thu hút đông khách hàng ưa chuộng. Khi lượng khách chính của nhà hàng là người Thái hoặc người nước khác muốn thưởng thức món Việt, các nhà hàng đôi khi phải thay đổi khẩu vị và cải tiến phần nào để phù hợp hơn với thực khách.

Nhưng dù hương vị xưa hay mới, nhà hàng có khẩu vị thuần Việt trên đất Thái vẫn là một nét văn hóa ẩm thực rất đáng ghi nhận. Nhiều món ẩm thực của người Việt bán ở Sam Sen và các tỉnh đông bắc gây cảm hứng bất ngờ đủ để những ai có chút tò mò ẩm thực không phải ca thán vì đã mất công đến đó, với những người khó tính và sành ăn nhất cũng ít khi phải thất vọng khi một lần ghé thăm./.

Ngọc Tiến/Bangkok (Vietnam+)

Thú 'ăn chơi' quái dị của dân nhà giàu Việt

Báo giới nước ngoài đưa tin, giới nhà giàu Việt Nam dường như không hề có khái niệm "bão giá", vẫn chi tiêu mạnh tay cho những thú "ăn chơi" siêu sa xỉ.

Ăn, uống, làm đẹp bằng vàng

Theo hãng thông tấn Reuters, người Việt Nam giờ rất "sính" dịch vụ đắp mặt nạ vàng 24k để làm trắng da. Và theo đó, Việt Mỹ là một trong số ít những thẩm mỹ viện làm đẹp cung cấp dịch vụ tút tát nhan sắc cao cấp kiểu này. Mức giá cho mỗi lần đắp mặt là 88,64 USD, tương đương 1,8 triệu đồng.

Dân nhà giàu VN sẵn sàng chi 1,8 triệu đồng cho mỗi lần đắp mặt nạ vàng 24k để làm trắng da.

Nếu trước đây, phương thức này chỉ để lưu hành trong giới vua chúa và quý tộc, là bí quyết dưỡng sắc để có vẻ đẹp hoàn hảo chỉ dành cho những nữ hoàng như Nefertiti hay Cleopatre, thì đến nay, người giàu Việt Nam quyết hưởng thụ. Với mỗi lần đắp mặt kéo dài 90 đến 120 phút, da mặt sẽ được phủ một lớp vàng mỏng, được kết hợp với collagen nguyên chất hoặc tinh chất kén tằm vàng.

Theo tìm hiểu, không chỉ đắp mặt nạ vàng, đại gia Việt còn "sốt" cả... ăn các món "trộn" vàng. Vì thế, nắm bắt được thú chơi ngông này của dân lắm tiền nhiều của, nhiều nhà hàng đã nhập những loại rượu trộn vàng để phục vụ thượng đế và phổ biến nhất là rượu trắng có trộn vàng cám hiệu ORO có dung tích 0,75 ml được mang từ Ấn Độ về, có giá hơn 5 triệu đồng/chai; hay rượu với độ cồn 43,5%, thể tích 750ml, xuất xứ Italia với những miếng vàng lá nhỏ li ti nổi long lanh trong chai, giá khoảng 7 triệu đồng/chai. Thậm chí, trong mùa trung thu vừa qua, trên thị trường còn xuất hiện những hộp bánh có nhân vàng cám, bán khoảng 3 triệu đồng/chiếc....

Phở, súp "đại gia"

Chuyện người dân Việt Nam hào phóng chi cả triệu đồng cho một bát phở từng một thời gây ầm ĩ dư luận và khiến báo chí phương Tây không thể không giật mình. Tờ BBC đưa tin, bát phở thịt bò Kobe được cho là có giá đắt nhất Việt Nam, với hai mức giá hiện có là 650.000 đồng và 850.000 đồng mỗi bát. Dù “bão giá” đang hoành hành cùng lo ngại về nhiễm phóng xạ Nhật Bản nhưng phở bò Kobe vẫn hút hồn nhiều thực khách Hà Nội.

Bát phở thịt bò Kobe được cho là có giá đắt nhất Việt Nam.
 
Với những người yêu thích thịt bò Nhật Bản, món phở bò Kobe tại Khách sạn vườn Thủ đô được xem là lựa chọn tuyệt vời. Vào ngày nghỉ cuối tuần, số lượng khách đặt bàn để thưởng thức món phở bò Kobe luôn đông nghẹt. Theo đầu bếp Phạm Văn Sơn của Khách sạn vườn Thủ đô, giá mỗi tô phở đã tăng thêm 100.000 theo đà tăng giá của thị trường nhưng món ăn đặc biệt này vẫn rất hút khách.

Phở bò Kobe có mức giá gấp nhiều lần các loại phở truyền thống là bởi nó được chế biến từ thịt bò Kobe. Đây là loại bò được nuôi ở thành phố Kobe, tỉnh Hyogo của Nhật Bản. Các chú bò này được nuôi dưỡng với quy trình cầu kỳ. Bò được cho ăn toàn những thức ăn bổ dưỡng như bắp non, lúa mạch, uống bia thay nước, được tắm nước nóng, nghe nhạc Mozart, Chopin để thư giãn. Ngày ngày, chúng được xoa bóp bằng rượu sake hảo hạng. Chưa hết, công đoạn chế biến của món phở này cũng rất “khó tính”, từ chọn nhập thịt đến việc chế biến nước dùng. Đặc biệt, nước dùng món phở này được xem là bí quyết riêng làm nên thương hiệu phở bò Kobe của các mỗi nhà hàng, khách sạn. Do vậy, rất khó để người tiêu dùng có thể làm nên một bát phở Kobe thành công tại nhà dù cũng mua được thịt chính hiệu từ Nhật Bản.

Cũng là món ăn "đại gia" không kém cạnh phở bò Kobe, hiện nhiều nhà hàng ở Hà Nội và TP HCM cũng chạy đua... chế các món ăn "độc" phục vụ thượng đế lắm tiền, nhiều của. Ví như, thực đơn của nhà hàng Long Đình, chỉ cần liếc qua, sẽ thấy những món đắt nhất là món khai vị, súp tổ yến gạch cua 48 USD, tổ yến tiềm hạnh nhân 33 USD, súp vây cá tổ yến thượng hạng hồng xíu 72USD, súp bào ngư Nam Phi sốt dầu hào 96 USD…

Còn ở nhà hàng San Hô, một nhà hàng có lối kiến trúc thời Pháp, sang trọng và nhẹ nhàng, nằm trên con đường lý tưởng, Lý Thường Kiệt thì thực đơn cũng không kém phần “long trọng”. Tuy nhiên, giá ở đây đều niêm yết bằng Việt Nam đồng, một bát súp vi cá hồng xíu cua gạch đặc biệt 1.500.000 đồng, súp yến vi cá 1.000.000 đồng, súp vi cá bào ngư Úc, 1.000.000 đồng. Ngoài ra, nhà hàng này còn có những món hàng “độc” được nhập khẩu từ các nước như ốc vòi voi nhập từ Canada 1.900.000 đồng một kg, bào ngư Mexico một hộp khoảng 8 lạng cho 4 người ăn, giá ngót nghét 5.000.000 đồng...

Nhau thai... cũng "sốt xình xịch"

Thời gian gần đây, dân Hà Nội đang rộ lên việc đi mua nhau thai về tẩm bổ, chữa bệnh. Tại thị trường, nếu muốn mua nhau thai khô cũng có mà tươi cũng có. Giá một gói nhau thai khô khoảng 250.000 đồng.

"Tôi bị thiếu máu và nghe nói ăn nhau thai sẽ chữa được bệnh này, nên thường xuyên mua về ăn. Nhau thai khô thì cứ ra hàng thuốc bắc hỏi mua, còn tươi thì đăng ký, có hết", chị Mai ở Thanh Xuân, cho biết.

Nhau thai... cũng "sốt xình xịch".

Trên thực tế, các tài liệu y học cổ truyền đều ghi ứng dụng lâm sàng của nhau thai là để trị cơ thể suy nhược, khí huyết hư tổn như có các bệnh lao, thiếu máu, suy nhược thần kinh, viêm phế quản mãn ở người già, hen suyễn kéo dài. Tuy nhiên, việc sử dụng nhau thai không rõ nguồn gốc, xuất xứ, phương pháp chế biến... lại hoàn toàn có khả năng bị lây truyền virus HIV, viêm gan B và các bệnh truyền nhiễm khác. Ngoài các bệnh truyền nhiễm thì còn nguy cơ rất nhiều bệnh khác như gây đột biến, ung thư. Trong bánh nhau của sản phụ bệnh có rất nhiều hoạt chất, thành phần có thể gây nguy hại cho sức khỏe người sử dụng. Các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, nhiễm vi trùng, vi khuẩn, virus, ký sinh trùng... có thể ở tất cả các sản phẩm chế biến không đảm bảo. Hoặc khi chế biến nhau thai đó, liệu họ có cho hóa chất vào không và hóa chất đó có gây hại không, có được phép sử dụng không, nếu có gây hại thì gây hại như thế nào...

Tiến Dũng - Đất Việt

3/17/2012

Zing Deal và cái chết báo trước của một mô hình

Vinagame vừa tuyên bố khai tử trang mua chung Zing Deal thì Peace Soft lại quyết định nhảy vào thị trường này. Cuộc chơi đang đầy kịch tính!


Trong thông báo "khai tử" Zing Deal, Vinagame (VNG) không hề nhắc đến nguyên nhân dẫn tới cái chết của website này. Tuy nhiên, theo phân tích của các chuyên gia trong ngành thì Zing Deal phải sớm chấm dứt hoạt động là do VNG đã không tập trung đầu tư đúng mức.

Trước đó, khi tham gia thị trường mua chung, VNG đã được đánh giá là một đối thủ lớn, bởi đây là một công ty có nền tài chính vững mạnh, đội ngũ kỹ thuật nhiều kinh nghiệm, cơ sở dữ liệu người dùng hùng hậu từ mạng xã hội Zing Me và kênh truyền thông Zing News. Cái chết của Zing Deal khiến người ta thấm thía rằng, kẻ mạnh cũng có khi thua nếu không có một chiến lược phù hợp.

Siêu đầu bếp đến Việt Nam

Lần đầu tiên một cuộc tranh tài giữa các đầu bếp chuyên nghiệp sẽ chính thức ra mắt khán giả trên kênh VTV3 vào lúc 11h chủ nhật hàng tuần, bắt đầu từ 22/4. Đó là chương trình truyền hình Iron chef Vietnam – Siêu đầu bếp 2012, do công ty TVPlus phối hợp với đài truyền hình Việt Nam sản xuất.

Chương trình gồm 26 số, trong đó các đầu bếp chuyên nghiệp, làm việc tại các nhà hàng, khách sạn sẽ thách đấu với một trong ba siêu đầu bếp của chương trình để tìm ra vị đầu bếp giỏi với 5 món ăn ngon nhất chỉ từ một nguyên liệu chính, trong thời gian một giờ. Ba siêu đầu bếp gồm David Thái, Phó chủ tịch hiệp hội đầu bếp Pháp toàn cầu tại Việt Nam; đầu bếp Long, bếp trưởng khách sạn Đệ Nhất và Yu Zhi Da, bếp trưởng điều hành bếp Hoa tại khách sạn Windsor Plaza.

Hoa hậu Giáng My (ở giữa)sẽ là một trong những vị giám khảo luân phiên của chương trình.
Đồng hành cùng các cuộc thi là ba vị giám khảo, trong đó có hai vị cố định là đầu bếp Dương Huy Khải và chuyên gia ẩm thực Tịnh Hải. Vị giám khảo thứ ba sẽ luân phiên với những gương mặt quen thuộc như Martin Yan (thường được biết đến với thương hiệu Yan can cook), Người mẫu Thúy Hạnh, Hoa hậu Giáng My, đạo diễn Lê Hoàng, Nguyễn Quang Dũng...

Thí sinh chiến thắng sẽ nhận giải thưởng 20 triệu đồng và có cơ hội trở thànhIron Chef 2013, đồng thời được cử đi tham gia thi đấu các giải ẩm thực chuyên nghiệp quốc tế. Khác với các show truyền hình thực tế khác chỉ có một người chiến thắng, mỗi show Iron Chef đều diễn ra độc lập và có thể có nhiều người chiến thắng.

Iron chef xuất xứ từ Nhật Bản. Ngay từ ngày đầu phát sóng, chương trình đã thu hút lượng khán giả khổng lồ và nhanh chóng lan đến Mỹ. Hiện nay, chương trình được nhiều nước trên thế giới mua bản quyền phát sóng như Anh, Úc, Canada, Phần Lan, Thụy Điển...

Kim Vân - Đất Việt

Ngộ độc vì cồn lẫn tạp chất

Cồn khô, cồn thạch dùng tại một số quán ăn 
chưa được kiểm nghiệm. 
Bếp cồn thạch, cồn lỏng được các nhà hàng và hộ gia đình sử dụng ngày càng nhiều nhiều. Tuy nhiên, mới đây, ở TP.HCM vừa có trường hợp bị bỏng đáng tiếc do sử dụng loại bếp này. Các chuyên gia cảnh báo, ngoài nguy cơ cháy bỏng do bất cẩn, nếu cồn có thành phần metanol, người dùng còn đối diện với nguy cơ ngộ độc và hại mắt.

Sạch, tiện, nhưng nguy hiểm

Ngày 8/3, vợ chồng anh Võ Minh Nam trú tại phường Phước Long B, quận 9, TPHCM cùng bạn bè đi ăn lẩu tại một quán ăn ở quận 9. Khi người phục vụ đổ thêm cồn vào bếp (cồn lỏng), lửa phụt thẳng vào người khiến anh Nam bị bỏng. Bếp lẩu bị cháy cũng làm vợ anh bỏng nặng. Trước đó, cũng không ít người đã bị bỏng do sử dụng bếp cồn lỏng mà nguyên nhân chủ yếu đều do bất cẩn khi đổ thêm cồn cho bếp. Nặng nhất có lẽ là trường hợp cháu bé 7 tuổi ở Đồng Tháp bị bỏng đến 95% khi cùng ăn lẩu với cha mẹ.

Trên thị trường hiện có bán nhiều loại cồn đun bếp, từ cồn khô, cồn thạch, cồn gel hay còn gọi là cồn mật. Ở một số cửa hàng tạp hóa tại các chợ Thành Công, Nghĩa Tân, Dịch Vọng... giá cả cũng chỉ 3.000 - 4.000đ/cốc cồn thạch hoặc khoảng 6.000 - 8.000đ/gói cồn khô. Cồn mật có giá chỉ 10.000 - 12.000đ/lít.

Theo PGS.TS Trần Hồng Côn, Khoa Hóa, Đại học KHTN Hà Nội, cách gọi cồn khô, cồn thạch, cồn gel hay cồn mật chỉ là dựa vào đặc tính hình thức của những sản phẩm này. Cồn khô được đóng thành bánh dạng rắn, có màu trắng. Cồn thạch có dạng mềm và trong như thạch. Cồn mật hay cồn gel ở dạng lỏng hơn, khi rót ra sánh đặc như mật. Thực chất các loại cồn này đều được làm từ thành phần dầu mỡ qua quá trình thủy phân, xà phòng hóa và trộn thêm phần trăm cồn. Tỷ lệ các hydro carbon mạch thấp càng nhiều thì cồn càng khó đông và thường ở dạng lỏng, còn đông hơn thì có thể ở dạng mềm, dễ tan vỡ như thạch.

Một ưu điểm của phương pháp chế tạo cồn thạch, cồn lỏng là có thể tận dụng váng dầu mỡ thải từ các nhà hàng, khách sạn. Những váng mỡ này không thể phân hủy được nên khi thải ra môi trường sẽ gây ô nhiễm. Việc tận dụng các váng mỡ này sẽ góp phần giảm ô nhiễm môi trường. Váng dầu mỡ được thủy phân và xà phòng hóa tạo thành các chất hữu cơ khi đốt sẽ cháy hết, không có muội và không có mùi khét.

Đối với các loại cồn nói trên tuy việc sử dụng tiện lợi và sạch sẽ, nhưng cần hết sức cẩn trọng, nhất là đối với cồn lỏng. Vì khi bếp đang cháy nếu tiếp thêm cồn lỏng sẽ rất dễ bắn ra ngoài, bắt lửa vào can, hoặc tay người rót, sẽ bốc cháy nhanh, dễ gây bỏng nặng.

Cồn công nghiệp lẫn hóa chất độc hại

Theo KS Nguyễn Dũng, Viện Kỹ thuật Hóa học, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, cồn khô hay cồn lỏng, cồn thạch loại tốt, chiết xuất từ ethanol không độc hại, bay hơi trong quá trình đốt cháy không ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Viện Kỹ thuật Hóa học đã từng nghiên cứu vấn đề này. Tuy nhiên, hiện chất cồn này vẫn chưa ra được thị trường. Trong khi đó, các cơ sở đã sản xuất cũng nhập khẩu nhiều. Điều đáng nói là chất lượng được làm theo thương mại nên có những lo ngại.

Dẫn chứng về vấn đề đáng lo ngại trên, KS Nguyễn Dũng cho rằng, đã phát hiện những cơ sở sản xuất cồn bán trên thị trường lại là dạng cồn công nghiệp có lẫn hóa chất độc hại. Chất họ đưa vào cồn khô và cồn thạch có pha lẫn methanol do giá thành của methanol rẻ hơn ethanol. Đây là hóa chất độc hại, nhiệt độ cháy thấp, cháy không có muội. Hơi của chất metanol rất độc, có thể hấp thụ qua đường hô hấp, gây cay, rát mắt, thậm chí gây ảnh hưởng thần kinh hoặc làm kém thị lực.

"Cồn khô, cồn thạch tự nhiên an toàn với người dùng. Nhưng đáng tiếc bằng cảm quan người tiêu dùng không thể phân biệt cồn có chứa hóa chất metanol với cồn tự nhiên, ngoại trừ phương pháp phân tích", KS Dũng nhấn mạnh.

Các chuyên gia cho rằng, các loại cồn hiện nay bán trên thị trường hầu hết đều không được kiểm nghiệm và sản xuất thương mại. Điều này có thể có những hệ lụy khó tránh khỏi như khí thải độc ảnh hưởng sức khoẻ. Vì thế, bản thân người dùng cũng nên cẩn trọng, ví dụ, khi dùng thấy các dấu hiệu như khói, cay mắt hoặc cảm giác khó chịu cần tránh xa bếp cồn.

Theo Xã luận

3/16/2012

Mua theo nhóm: Kẻ ra người vào

Cú sốc ZingDeal rời thị trường mua theo nhóm chưa dứt thì liên doanh Chợ điện tử - eBay lại nhảy vào kinh doanh theo mô hình này với 1Top.vn.

Nganluong.vn hợp tác cùng ngân hàng Techcombank trong việc thanh toán trực tuyến.
Kẻ ra người vào

Sau 2 năm, thế giới chứng kiến sự bùng nổ nhanh chóng của mô hình mới trong lĩnh vực bán lử trực tuyến - mua theo nhóm đã xuất hiện những hoài nghi về mô hình này cùng các báo cáo tài chính lỗ của Groupon. Thị trường Việt Nam cũng rúng động khi ZingDeal rời cuộc chơi. Một trong các website có thể cạnh tranh với tứ đại gia mới nổi trong làng mua theo nhóm này.

3/15/2012

Tươi ngon vườn rau nhà hàng


Xu hướng đưa rau củ thẳng từ nông trại lên bàn ăn ngày càng phổ biến ở Mỹ. Với một số nhà hàng, con đường đưa rau củ tươi từ nông trại lên bàn ăn rất ngắn: trồng rau ngay trong khuôn viên với những chậu gỗ, bao bì tái sử dụng.

Cách làm này đã mang lại cho họ những món ăn chế biến bằng rau củ tại chỗ tươi ngon và luôn có loại rau mới theo mùa. Vườn rau ở nhà hàng trở thành một ý tưởng tuyệt vời bởi giá rẻ, thuận tiện, nằm trong tầm quản lý, có thể tự xoay xở rau xanh. Một số nhà hàng đã được nhiều thực khách yêu thích nhờ có thêm khoản rau tự trồng này.

Nhà hàng Arrows, bang Maine


Các đầu bếp ở Arrows đã có khoảng 20 năm trồng rau xanh trên mảnh vườn rộng khoảng 0,8ha bao quanh nhà hàng. Thật ấn tượng khi biết có đến 80% rau xanh sử dụng trong nhà hàng do họ tự trồng trên mảnh vườn phong phú đủ loại rau thơm, rau ăn lá và cả những loài cây có quả.

Bell Book and Candle, New York

 

Khu vườn ngự trị trên tầng 6 một căn nhà phố tọa lạc tại đường West 10th trông thật khác biệt với mọi khu vườn khác trên phố. Khoảng 60 trụ cây phủ kín rau xanh, được bố trí hệ thống điện, hệ thống tưới nước tự động. Vườn trồng đủ loại rau thơm, rau xanh ăn lá và các loại quả trên các chậu cây dạng tháp trông như những trụ cây xương rồng.

Bell Book and Candle là một nhà hàng mới mở vào năm 2010, 60% rau xanh sản xuất trên khu vườn sân thượng cung cấp cho bếp của nhà hàng với thực đơn các món ăn cổ điển của dân Mỹ mỗi ngày. Những loại rau củ được đưa vào thực đơn gồm: cà tím, cây sen cạn, tiêu, xà lách, cà chua... và nhiều loại rau củ phong phú khác.

Blue Hill, Stone Barns, New York

"Khu nông trại sẽ định hướng món ăn cho bếp của nhà hàng" - Dan Barber, chủ nhà hàng Blue Hill, nói. Năm 2004, Barber và nhóm điều hành nhà hàng của ông có cơ hội mua một mảnh đất ở phía bắc New York và biến mảnh đất này thành một cơ ngơi gồm nông trại và nhà hàng.

"Ở nhà hàng Blue Hill không có thực đơn bày sẵn. Thay vào đó, chúng tôi chuẩn bị phong phú những món ăn có khẩu vị dựa trên rau củ thu hoạch mỗi ngày từ nông trại. Mỗi bàn ăn sẽ nhận được những món ăn khác biệt mà đầu bếp chúng tôi có thể sáng tạo và chế biến thêm trong quá trình nấu nướng", Dan Barber chia sẻ.

Rau củ thu hoạch hằng ngày ở Blue Hill rất phong phú, bao gồm 200 loại trái cây, rau xanh, nhiều loại hoa và rau thơm. Nông trại của nhà hàng cứ thế cho hoa quả xanh tốt quanh năm, nhưng người quản lý vẫn đang cố gắng gia tăng mùa vụ trong khoảng thời gian từ mùa thu đến mùa xuân bằng giải pháp nhà kính.

Không chỉ trồng rau để tự thưởng thức sản phẩm cây nhà lá vườn, một tour dạo vòng quanh nông trại rộng 28ha là hoàn toàn khả thi dành cho những thực khách yêu thích tham quan nông trại xanh tươi bao quanh nhà hàng.

Nhà hàng Canoe, Georgia


Nhà hàng có vườn rau này rất nổi tiếng với cư dân trong vùng, do đó thực khách thường phải đến sớm để đặt món ăn trước cho bữa tối. Bếp trưởng của nhà hàng cho trồng nhiều chậu rau xanh trong khu vườn rộng khoảng 2.000m2 của nhà hàng để chế biến thêm nhiều món đặc sản mới kiểu Mỹ như thịt thỏ nấu củ cải và thịt heo xông khói, khoai tây thịt băm sốt tỏi đường mật.

Nhà hàng cà phê Huckleberry, California


Khu vườn rau của nhà hàng Huckleberry Café tại Santa Monica mang lại nhiều lợi thế: tự cung cấp rau xanh quanh năm. Vườn cây trên cao tận dụng mọi loại vật dụng làm chậu trồng như thùng rác, thùng rượu... và thực khách có thể tự tìm kiếm nhiều loại rau thơm, rau xanh phong phú được trồng tại vườn. Ở đây còn trồng các loại dâu, bổ sung thêm mùi vị dâu tự trồng vào niềm đam mê hoa quả của thực khách.

Mảnh vườn nhỏ của nhà hàng thường gây ngạc nhiên cho thực khách khi họ dạo quanh khu vườn và nhà bếp trong thời gian chờ đợi những món ăn chế biến từ những thức rau xanh trong vườn. Hiện nhà hàng dự định trồng thêm tiêu và cà chua.

Roberta, New York


Dân sành uống bia thích đến nhà hàng này để thưởng thức pizza và những món rau cây nhà lá vườn. Các loại xà lách, cà chua, cà tím, cà rốt, củ cải trồng trong khu vườn nhỏ của nhà hàng đủ để những thực khách thỏa lòng tò mò về những món rau củ của họ từ đâu đến.

Người phụ trách làm vườn của nhà hàng cho biết một trong những lợi ích của việc trồng rau ngay tại nhà hàng là họ có thể phô bày cả quy trình nấu nướng mà thực khách hoàn toàn có thể tham gia từ khi khởi sự đến lúc hoàn tất.

Spring Hill, Washington

Marjorie Chang Fuller và chồng cô - Mark - đã trồng nhiều chậu rau ở sân sau nhà hàng để bổ sung rau xanh vào thực đơn nhà hàng. Khu vườn nhỏ trồng các loại xà lách, củ cải, cà chua và đậu.

Khí hậu địa phương cho phép họ thu hoạch ba lần/năm trên mảnh vườn nhỏ để cung cấp rau xanh cho nhà hàng. Họ đang cố gắng phục vụ thực khách một thực đơn phong phú hơn với những món xà lách trộn, củ cải chế biến cho bữa sáng, những loại rau thơm tỏa hương thơm ngát...

Uncommon Ground, bang Illinois


Nhà hàng độc đáo nhờ một vườn rau nhỏ rộng 190m2 trên sân thượng. Người quản lý vườn rau cho biết: "Nó giúp chúng tôi sáng tạo một hệ thống thực phẩm riêng cho nhà hàng". Và thật tuyệt vời để thực khách có thể thưởng lãm quá trình những thực phẩm chế biến từ rau xanh của họ từ lúc nảy mầm, phát triển xanh tốt, ra hoa, quả và cuối cùng được bày ngon lành trên đĩa ăn.

Ở đây đặc biệt quan tâm đến những loại rau quả dễ bị hư hao trong quá trình vận chuyển từ các trang trại đến nhà hàng như loại cà chua purple calabash rất tươi ngọt với lớp vỏ mỏng...

Poste Moderne Brasserie, Washington


Thực khách đặt bữa ăn tại nhà hàng có thể với tay hái những chùm mâm xôi hay những quả cà chua bi từ vườn cây bao quanh bàn ăn của họ. Bếp trưởng của nhà hàng, Robert Weland rất hãnh diện về khu vườn rau trái trên tầng thượng của họ và mong đợi phát triển thêm phong phú loại rau quả và có thêm nhiều trải nghiệm mới mỗi mùa vụ. Nhà hàng đã trồng 12 loại cà chua và cố gắng thay đổi các loại rau quả trong vườn mỗi năm.

Khu vườn ngày càng "giãn nở" với những loại rau trái hạnh nhân, táo, sơri, quả hồng vàng, măng tây và thực đơn nhà hàng có 20 món ăn được chế biến từ rau trồng trên sân thượng.

Cakes & Ale, bang Georgia


Bếp trưởng của nhà hàng, Billy Allin of Cakes & Ale cho biết họ trồng nhiều loại rau củ ở sân sau nhà hàng như măng tây, rau thơm các loại, cải xoăn, cà rốt... Thậm chí cả hoa trong vườn để có hoa cắt cành trang trí trong nhà hàng.

Mảnh vườn nhỏ giúp nhà hàng luôn có rau tươi trên bàn ăn và hoa tươi trong lọ khắp nơi.

KHÁNH NGỌC - Tuổi Trẻ

3/10/2012

Công nghệ lưu trữ thực phẩm tại Food Expo 2012

Ông Nowada, chủ tịch ABI với chiếc tủ 
bảo quản sử dụng công nghệ CAS
Hội chợ Food Expo đã khai mạc ngày 7/3 tại tỉnh Chiba của Nhật Bản, giới thiệu nhiều công nghệ mới trong lĩnh vực bảo quản thực phẩm theo hướng an toàn cho sức khỏe, thân thiện với môi trường.

Nổi bật trong số đó là công nghệ CAS (Cell Alive System – Hệ thống tế bào sống) của hãng ABI, kết hợp giữa công nghệ đông lạnh và công nghệ từ tính, giúp cho thực phẩm được tươi nguyên, giữ được chất lượng cũng như hương vị với thời gian bảo quản lên tới vài năm! Đây được coi là một cuộc cách mạng trong ngành công nghiệp thực phẩm và công nghiệp hóa học.

Cũng tại Food Expo 2012, ABI đã công bố hợp tác với nhà hàng nổi tiếng của Pháp Chez Ken, theo đó nhà hàng này sẽ sử dụng công nghệ CAS của ABI để bảo quản thực phẩm trước khi đem chế biến.

Bếp trưởng nhà hàng cho biết, công nghệ CAS giúp cho các đầu bếp đỡ phải vất vả hơn trước đây rất nhiều mỗi khi tích trữ thực phẩm cho cả mùa, vì thông thường nếu để lâu quá, thực phẩm sẽ mất đi sự tươi ngon như ban đầu. Nhưng với công nghệ CAS, nhà hàng có thể lưu giữ được thực phẩm trong vòng 2 năm!

Tại gian hàng của ABI ở Food Expo, các thực khách có thể thưởng thức các món ăn trong Oseti (hộp cơm truyền thống của Nhât) được chế biến từ các loại thực phẩm bảo quản lâu ngày bằng công nghệ CAS và ai nấy cũng đều công nhận chất lượng thực phẩm vẫn được giữ nguyên như ban đầu.


Chủ tịch ABI, ông Owada cho biết tại Nhật, đã có 10 công ty thực phẩm lớn sử dụng công nghệ CAS. ABI cung cấp các máy làm lạnh với giá 8 triệu yen và máy lưu trữ thực phẩm với giá 3 triệu yen./.

Theo PV (Vietnam+)

"Người xóc chảo" giúp khách Tây học nấu ăn với thầy Ta


 LTS: Từ gần chục năm nay, nhiều công ty du lịch trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh đã có một địa chỉ dành cho những du khách nước ngoài muốn tìm hiểu ẩm thực và học chế biến món ăn: nhà số 1014/25 Cách Mạng Tháng Tám, P.5, Q.Tân Bình. Đây cũng là địa chỉ được nhiều người truyền tai nhau cho những nhu cầu như học nghề bếp, “set-up” bếp cho nhà hàng, đặt tiệc... Người dạy nấu ăn ở đây là con trai của một chuyên gia ẩm thực không xa lạ với không chỉ người Việt mà cả nhiều người nước ngoài - bà Nguyễn Dzoãn Cẩm Vân.

Nhưng, phải chăng vì mẹ là chuyên gia nên con nghiễm nhiên cũng giỏi? Qua câu chuyện của mình, Đinh Trọng Vĩnh Khải muốn chứng minh một điều khác: Muốn giỏi phải đam mê, và đam mê là thứ không thể đi tìm mà sẵn có trong mỗi người, vấn đề là làm sao để khơi dậy nó.

Bố tôi là một kỹ sư chăn nuôi, mẹ tôi là một cô giáo dạy văn. Nhà có hai anh em. Trong điều kiện khó khăn của những năm 1980, mẹ tôi luôn cố gắng tìm mọi việc làm để có thể cho anh em tôi đi học đầy đủ, không kể văn hóa, mà cả các môn năng khiếu, từ violon, organ đến vẽ, bơi...

Sự cố gắng của mẹ hình như không có giới hạn và chưa bao giờ mệt mỏi. Ước mơ của mẹ là tôi sẽ trở thành một kỹ sư xây dựng. Tôi đã nghe lời mẹ, theo học ngành xây dựng. Năm ấy, mẹ tôi đi công tác xa nhà. Cuộc sống sinh viên và những môn học dính đến vôi, vữa, cát; những bài học về kết cấu luôn làm tôi thấy mệt mỏi.

Tôi thấy nghẹt thở với những quy định nơi giảng đường, và muốn thoát ra khỏi sự kiềm tỏa ấy. Sự nổi loạn bắt đầu âm ỉ trong tôi, cho đến giữa năm thứ hai thì bùng nổ với việc tôi đăng ký đi bộ đội.

Mẹ tôi đi xa về, mệt mỏi hơn vì những vất vả ở xứ người. Không nỡ làm mẹ thất vọng, cả bố lẫn em tôi đều không dám nói với mẹ về việc của tôi. Thế nhưng, một buổi sáng, mẹ tôi vừa xách giỏ đi chợ đã lộn trở về nhà ngay. Mẹ khóc...

Tuy ngỗ nghịch, bướng bỉnh, nhưng tôi rất sợ thấy mẹ khóc, vì chỉ khi nào buồn hay lo cho anh em tôi, mẹ mới yếu đuối như thế. Tôi chỉ biết nói với mẹ rằng tôi đã lớn, hãy cho tôi tự quyết định và làm chủ cuộc sống của mình...

Hai năm ở quân ngũ, cuộc sống thiếu thốn, sự vất vả của những chuyến di hành dã trại, những tập luyện khắc nghiệt, những đêm gác dài... làm tôi không còn chút kỷ niệm, ấn tượng nào về giảng đường. Sau hai tháng tập trung, tôi được điều về hậu cần trung đoàn. Lại mệt mỏi, chán chường và thất vọng.

Bàn tay thư sinh của tôi bắt đầu chai sạn. Nhưng chẳng hiểu từ bao giờ, tôi dần yêu căn bếp tối, khói um và đồ vật gì cũng to đùng của đơn vị. Tôi bắt đầu tìm đủ cách cải thiện món ăn, từ những nguyên vật liệu đơn sơ mà tôi tìm được ở quân trường.

Nhìn mọi người ăn ngon miệng, tôi cảm thấy thật thoải mái. Trong lán bếp ở quân trường, tôi như tìm thấy mình, không còn cảm giác mệt mỏi hay chán chường nữa, có chăng chỉ là nỗi nhớ nhà và một đôi mắt mà tôi ngỡ đã là của riêng mình...

Khi tôi còn hai tháng nữa là hết thời gian quân ngũ, bố tôi hỏi về việc lựa chọn nghề tiếp theo, tôi đã xin mẹ cho tôi học làm bếp. Mẹ tôi đồng ý. Dĩ nhiên giữa bố mẹ có sự bất hòa. Mẹ lại một lần nữa động viên tôi. Giữa mẹ và tôi có một sự cảm thông khó giải thích...

Nhưng, khi vào học bếp, tôi lại cảm thấy không mấy thích. Thật khó mà nói được cảm giác của tôi bấy giờ, vẫn chán chường và tôi thực sự không hiểu mục đích sống của đời mình là gì. Suốt khóa học và đi thực hành, tôi vẫn lông bông như cũ.

Ra trường, tôi được theo mẹ sang Malaysia. Sau hai tháng vừa là người thầy, vừa là người bạn, mẹ đã chỉ cho tôi nhiều kinh nghiệm quý trong làm bếp, rồi bà chia tay tôi để về Việt Nam.

Một năm làm bếp Việt trong một nhà hàng Việt Nam ở nước ngoài, tôi đã có thêm nhiều kinh nghiệm khác trong cuộc sống, nhưng không hiểu sao, bếp lửa vẫn chưa cho tôi cảm giác ấm áp thực sự, và tôi đã bỏ về...

Mẹ tôi có 4 nhà hàng, tôi “đầu quân” về chỗ mẹ. Ban đầu, mẹ chỉ cho tôi làm bếp, không một chức vụ nào. Sau này, mẹ cho tôi giữ trọng trách là bếp trưởng. Ở vị trí nào tôi cũng không thấy vui. Là con của bà chủ, lại được là con của một người khá nổi tiếng trong nghề bếp, trong tôi, niềm tự kiêu nhiều hơn là tự hào.

Tôi coi thường tất cả các đồng nghiệp của mình. Người lớn hơn thì tôi nghĩ chưa chắc họ đã bằng mẹ tôi, người nhỏ hơn thì tôi coi thường vì họ làm sao bằng tôi. Trong khi mẹ tôi lại giản dị đến không ngờ. Mẹ làm tất cả những việc ở trong bếp, từ nhặt rau đến rửa bát... Chính những việc làm của mẹ đã đánh đổ niềm tự kiêu của tôi.

Càng tự kiêu, tôi càng thất bại, vì tôi chẳng làm được việc gì, ngoài việc được khen là xóc chảo nhanh và đẹp. Tôi biết, mọi người nhỏ nhẹ với tôi, chịu đựng những gắt gỏng của tôi chẳng qua vì tôi là con của mẹ. Tôi chưa hề thành công trong suốt 8 năm đi bên cạnh mẹ. Tôi biết chắc điều đó, nên lại càng buồn chán, thất vọng...

Du khách Tây học nấu ăn với thầy ta

Rồi, mẹ đột ngột đóng cửa tất cả các nhà hàng, vì lý do sức khỏe. Tôi rơi vào tình trạng bế tắc, vì đã quen là một cậu chủ con. May mắn, bắt đầu có người xin học nấu ăn với tôi. Chập chững trở lại nghề với việc chỉ cho một số người làm những món ăn từ đơn giản đến phức tạp.

Lớp học dần đông học viên hơn, với đủ thành phần: Người sắp lập gia đình, người học để đi làm, người muốn mở nhà hàng, người muốn nâng cao tay nghề, du khách nước ngoài... Tôi cũng dần tìm thấy niềm hứng khởi trong công việc. Trong quá trình dạy nấu ăn, tôi phát hiện ra rằng tôi đã học được rất nhiều từ các học viên. Đó có phải là món quà mà tôi nhận được từ cuộc sống? Để có được ngày hôm nay, tôi đã phải đi qua một chặng đường chông gai do chính tôi tạo nên.

Thật ra tôi chưa giỏi (mẹ đã cười khi tôi nói như vậy), tôi chỉ từng tự cho là mình giỏi mà thôi. Kiến thức tôi có được chỉ là hạt cát trong cái biển kiến thức ẩm thực. Tôi là người xóc chảo đẹp, nhưng chưa chắc tôi đã làm được tất cả các khâu trong bếp một cách nhuần nhuyễn. Tôi có thể làm ra nhiều món ăn ngon, nhưng chưa hiểu hết được ý nghĩa hay nguồn gốc của món ăn ấy...

Tác giả và những tác phẩm ẩm thực của mình

Bây giờ tôi mới hiểu, đam mê không thể đi tìm, mà phải tự có. Mẹ đã hướng tôi đi tìm tương lai trong những hạt cát, xi măng và vôi, vữa. Nhưng tôi đã từ chối định hướng ấy, để cuối cùng tìm thấy mình trong hơi ấm của bếp lửa.

Từ những loại gia vị bình thường nhất, tôi đã tìm thấy con đường của riêng tôi... Tôi không muốn nhận mình là đầu bếp, chỉ thích mọi người gọi mình là người xóc chảo. Vâng, một người xóc chảo đẹp bên ánh lửa hồng...

Theo ĐINH TRỌNG VĨNH KHẢI - Doanh nhân Sài Gòn