Một thực đơn hấp dẫn và khoa học không chỉ lôi kéo được nhiều thực khách quay trở lại nhà hàng của bạn, mà còn tiết kiệm cho bạn chi phí và tăng thêm lợi nhuận. Dưới đây là 10 điều bạn nên biết khi lên thực đơn cho nhà hàng của mình.
_________________________________________________________________________________
1. Không sao chép của nhà hàng khác. Độc đáo của riêng bạn.
_________________________________________________________________________________
Một thực đơn lý tưởng cho nhà hàng nên cân bằng giữa các món ăn độc đáo và các món truyền thống được yêu thích. Ví dụ như món bánh burger, bạn có thể bán loại bánh burger truyền thống hoặc loại mới có thêm một ít phô mai. Bạn cũng có thể bán một loại độc đáo nào khác phù hợp với phong cách nhà hàng của bạn, ví dụ burger có thêm guacamole và phô mai nếu nhà hàng của bạn mang phong cách Mexico.
_________________________________________________________________________________
2. Có thể kết hợp nhiều món.
_________________________________________________________________________________
Điều này đơn giản có nghĩa là mỗi loại thực phẩm chính có thể dùng cho nhiều món. Ví dụ nếu menu có món nem cuộn tôm hùm tươi, thì tôm hùm cũng nên có mặt trong một số món khác nữa. Phòng trường hợp nếu bạn không bán được một cái nem cuộn tôm nào thì tôm hùm vẫn có thể dùng cho các món khác. Ngày mai bạn không phải dùng lại tôm ươn hay vứt nó vào sọt rác, như vậy cũng đồng nghĩa với việc bạn đã ném tiền của mình đi.
_________________________________________________________________________________
3. Xác định chi phí từng món ăn
_________________________________________________________________________________
Để có lợi nhuận tốt nhưng giá cả vẫn phải chăng, mỗi món ăn cần được định trước là món ăn đắt hay rẻ tiền để quyết định chi phí mua thực phẩm phù hợp. Những thực phẩm đắt tiền (ví dụ như tôm hùm ở trên) sẽ xuất hiện trong menu những món đắt tiền. Nó không có nghĩa là bạn chỉ nên bán những món ăn rẻ tiền nhất - chất lượng luôn là yếu tố quan trọng nhất khi lên thực đơn - mà bạn cần cân bằng giữa những món có chi phí thực phẩm mua vào đắt và rẻ tiền để thu được một mức lợi nhuận nhất định.
_________________________________________________________________________________
4. Dễ chuẩn bị
_________________________________________________________________________________
Không có gì làm khó đầu bếp nhà hàng trong lúc đông khách bằng một thực đơn phức tạp mất nhiều thời gian để chuẩn bị. Các món ăn cần đạt một trong hai tiêu chí: nấu nhanh (ví dụ xào, nướng,... ) hoặc có thể chuẩn bị trước và chỉ cần hâm nóng lại (mỳ ống, sườn hầm... ).
_________________________________________________________________________________
5. Dễ nhìn và khoa học
_________________________________________________________________________________
Một thực đơn với font chữ màu mè khó đọc hay quá nhiều chữ đều làm khó khách hàng. Thực đơn của bạn cần thiết kế đơn giản và tránh dùng quá những thuật ngữ ẩm thực xa lạ với thực khách.
_________________________________________________________________________________
6. Dễ dàng quản lý
_________________________________________________________________________________
Tránh lên quá nhiều món trong thực đơn nếu không bạn sẽ phải bỏ đi khối thực phẩm vào cuối ngày nhưng cũng cần phải lên đầy đủ các mục như món nướng, sốt, salads, soups, món tráng miệng... Bạn cũng cần cân nhắc khả năng phục vụ của nhà bếp.
_________________________________________________________________________________
7. Định kỳ cập nhật
_________________________________________________________________________________
Bạn cần thường xuyên cập nhật lại chi phí từng món ăn, những chi phí khác của nhà hàng cũng như xu hướng chọn món của thực khách để điều chỉnh thực đơn cho phù hợp, ít nhất 1 lần/ năm. Điều này không có nghĩa là bạn cần lên lại toàn bộ thực đơn hay thêm vào toàn bộ các món ăn mới, nó chỉ đơn giản là kiểm tra lại xem mức giá đã phù hợp chưa, những món ăn nào ít người thích nên bỏ đi và nên bổ sung thêm món gì.
_________________________________________________________________________________
8. Những lỗi nên tránh
_________________________________________________________________________________
Có một danh sách dài những điều nên tránh khi lên thực đơn, như font chữ khó đọc, mô tả món ăn quá dài,... Hãy nhớ rằng thực đơn là đại sứ cho nhà hàng của bạn và bạn muốn khách hàng có ấn tượng đầu tiên tốt nhất.
_________________________________________________________________________________
9. Thực đơn đặc biệt
_________________________________________________________________________________
Những ngày lễ như 8/3 hay Valentine luôn cần cho một thực đơn đặc biệt để nhà bếp có thể phục vụ tốt trong suốt buổi tối. Thực đơn cần giới hạn ở các món có thể phục vụ trong một khoảng thời gian nhất định để nhà bếp dễ dàng phục vụ nhiều người trong thời gian ngắn. Thậm chí nếu không phải là ngày lễ, một thực đơn như vậy cũng rất có hiệu quả khi dùng trong những dịp khuyến mại vào mùa vắng khách.
_________________________________________________________________________________
10. Luôn soát lỗi chính tả
_________________________________________________________________________________
Một thực đơn có lỗi chính tả sẽ khiến khách hàng đánh giá thấp sự chuyên nghiệp của nhà hàng cũng như gây ấn tượng xấu cho họ ngay từ ban đầu. Hãy có hai đến ba người kiểm tra lại lỗi chính tả trước khi bạn đem đi in hàng loạt.
Các bài liên quan: Cách lên thực đơn,
Quản trị nhà hàng
tks chủ top
ReplyDeletedon nha tron goi