1/22/2013

The Next Iron Chef: Mùa thứ 2 lên sóng

Với mong muốn quảng bá ẩm thực và du lịch Việt Nam, chương trình The Next Iron Chef - Tìm kiếm Siêu đầu bếp mùa 2 tiếp tục tiềm kiếm vị siêu đầu bếp mới từ 10 đầu bếp tham gia tranh tài tại TP.HCM.

Thể lệ cuộc thi

Mùa thứ 2 diễn ra tại TP.HCM với các địa điểm nổi tiếng như Cảng Sài Gòn, Trường đại học Tôn Đức Thắng, hay khu đô thị Phú Mỹ Hưng… Đây là cuộc tranh tài của 10 đầu bếp chuyên nghiệp trong vòng 8 tuần. Mỗi vòng sẽ có một thí sinh thắng cuộc với điểm cao nhất và thí sinh với số điểm thấp nhất sẽ bị loại. Thí sinh thắng cuộc vòng trước sẽ có quyền ưu tiên đặc biệt cho vòng sau.

Trong mỗi vòng thi, các thí sinh phải trải qua hai thách thức bao gồm một thử thách nhỏ là tiềm kiếm nguyên liệu và một thử thách lớn là hoàn thành món ăn theo thời gian quy định của cuộc thi. Riêng trận chung kết, hai thí sinh tham gia tranh tài sẽ phải sáng tạo hoàn thành set menu 5 món trong một tiếng đồng hồ với sự giúp đỡ của hai phụ tá.


Xem video clip

1/18/2013

The Next Iron Cheft Việt Nam: Hành trình đến ngôi Siêu đầu bếp Việt của ngư phủ Xuân Tâm

Bằng sự kiên nhẫn, ham học hỏi và quyết tâm vượt qua mọi khó khăn trở ngại, từ một đứa trẻ nghèo, áo không đủ mặc, cơm không đủ ăn, anh đã được giới đầu bếp công nhận với danh hiệu cao nhất của nghề bếp.

Tuổi thơ dữ dội


Sinh ra trong một gia đình nghèo của Quảng Bình, Xuân Tâm còn không may mắn khi mẹ qua đời lúc anh 5 tuổi. Một mình cha anh tần tảo nuôi 5 đứa con nhỏ. Tuổi thơ của anh là những ngày phong phanh trong chiếc áo rách đối diện với cái lạnh của Huế, những bữa lang thang trưa hè với cái nắng làm phỏng đôi chân không có dép. Những ngày nhịn đói đến trường hay rảnh lúc nào là xuống ruộng mò tôm bắt ốc hay ra đồng hái rau về cải thiện bữa ăn.

1/17/2013

The Next Iron Chef Việt Nam: Áp lực (Vòng chung kết: ngày 13/01/2013)

Bước sang vòng tranh tài cuối cùng để tìm ra vị siêu đầu bếp thì mức độ tranh đấu ngày càng khó khăn và nhiều thử thách. Địa điểm thi đấu lần này diễn ra tại một địa danh nổi tiếng của vùng đất Mũi Né - Phan Thiết là Đồi cát Bàu Trắng, nơi được coi là khu vực khô hạn nhất của Đông Nam Á. Nhiệt độ trung bình ở đồi cát này là 27 độ C, nhưng do sự phản chiếu của gió, nước và ánh mặt trời nên nhiệt độ trong ngày có thể lên tới mức 37 độ C càng làm tăng thêm khó khăn đối với 2 vị đầu bếp. Chính vì vậy chủ đề của cuộc tranh tài cuối cùng này chính là Áp lực.

Các vị đầu bếp phải hết sức cẩn thận trong vòng thi này, vì không chỉ có nắng, thiếu nước mà còn cả gió. Chỉ một sơ suất nhỏ cát có thể dính vào đồ ăn thì xem như hỏng toàn bộ quá trình của mình.


Từ nguyên liệu bí mật các đầu bếp phải chế biến ra một thực đơn gồm 5 món ăn trong thời gian 60 phút. Điều đặc biệt là vòng này mỗi thí sinh có thêm 2 phụ bếp giúp thí sinh hoàn thành phần dự thi của mình.

The Next Iron Chef Việt Nam: Sự hoàn hảo (Tập 7: ngày 13/01/2013)

Vòng 7 của chương trình The Next Iron Chef - Tìm kiếm siêu đầu bếp có tên gọi Sự hoàn hảo. Trong vòng tranh tài này 3 vị đầu bếp là anh Xuân Tâm, anh Quý Sơn và anh Đông Thành trải qua hai thử thách khác nhau.


Các vị đầu bếp lần lượt nhận phong bì có đánh số thứ tự từ 1 đến 3 tương ứng với số thứ tự nguyên liệu chính là cá mặt quỷ, tôm mũ ni và tôm hùm. Với nguyên liệu trên các đầu bếp phải cho ra một thực đơn gồm 3 món ăn gồm món khai vị, món chính và món tráng miệng trong thời gian 90 phút. Riêng anh Xuân Tâm người giành chiến thắng trong vòng thi trước được cộng thêm 5 phút cho thời gian hoàn thành món ăn của mình.

Khác với các lần trước, địa điểm thi đấu lần này diễn ra tại nhà bếp 4 sao của resort The Cliff mà theo anh Đông Thành là khá thoải mái và dễ chịu với không gian mát mẻ và đầy đủ dụng cụ.

1/14/2013

Quán café méo mặt vì khách hàng ‘chùa’

Bỏ nhiều tiền đầu tư nhưng nhiều quán café đang méo mặt vì nhiều khách hàng đến quán chỉ để tìm chỗ ngồi và xài wifi “chùa”.

Méo mặt vì khách hàng “chùa”

Mới mở một quán café kiêm cơm văn phòng tại phố Hoàng Cầu, anh Kiên lo ngay ngáy khi tính bài toán lợi nhuận. Anh và đối tác xác định cả hai phải nỗ lực dồn vốn vì khó có thể có lãi ngay trong mấy tháng đầu hoạt động.

Chính vì vậy, cứ sau mỗi tháng tổng kết lại, anh không quá hốt hoảng khi nhìn thấy những con số âm lên tới cả chục triệu đồng. Điều anh lo ngại nhất chính là những khách hàng “chùa” kéo tới quán ngày một đông đúc.

Anh Kiên cho biết: “Có những vị khách trơ trẽn tới mức không thể chịu nổi. Anh ta ăn mặc bảnh chọe, ra dáng một doanh nhân thành đạt nhưng tuần có 7 ngày, anh ta tới quán 3 ngày, ngồi từ 8 giờ sáng tới 3,4 giờ chiều mới cắp cặp đi về. Điều bức xúc nhất chính là ngày nào cũng như ngày nào, anh ta chỉ gọi đúng một ly nước”.

Chàng “doanh nhân thành đạt” này không phải đối tượng duy nhất xài “chùa” ghế ngồi của quán. Anh Kiên kể thêm, gần quán của anh là trụ sở của một công ty bán hàng đa cấp. Tất cả mọi người đều luôn miệng tự hào về khả năng kiếm tiền, thành đạt. Thế nhưng cái khoản chi tiền lại không khác gì cách của con nhà nghèo.

Không ít quán cafe, cơm văn phòng méo mặt vì khách hàng "chùa" (Ảnh minh họa) 

Mỗi khi có hội thảo (mà hội thảo tại công ty đa cấp này diễn ra thường xuyên), một nhóm khoảng 6,7 người thường tụ tập tại quán của anh. Họ ngồi đó, ít nhất 6 tiếng để “thuyết trình” thêm và “truyền đạo”, dạy nhau cách kiếm tiền bạc tỷ. Ấy thế mà, lần nào cũng như lần nào, họ chỉ gọi đúng… 1 ấm trà và nước nóng.

1/03/2013

Ăn uống ở nhà hàng - Kỳ2: Bắt “thượng đế” tự bảo quản tài sản khác gì đánh đố?

Từ lâu, các nhà hàng, quán ăn ở TP Hà Nội có “luật bất thành văn”, khách vào quán đương nhiên được hưởng các dịch vụ đi kèm, trong đó có trông giữ xe.

>> Ăn uống ở nhà hàng- Kỳ 1: Nơm nớp nỗi lo mất xe

Nhưng gần đây, để “né” trách nhiệm, không ít chủ nhà hàng yêu cầu khách tự bảo quản phương tiện. Cách ứng xử ấy thể hiện sự thiếu trách nhiệm...

Tấm biển “tự bảo quản tài sản” treo từ lúc nào?

Trưa 5-3-2012, chị Bùi Thị Thùy Dung, quê Hải Phòng, cùng bạn ghé một nhà hàng trên phố Ấu Triệu, phường Hàng Trống, Hà Nội. Trước khi vào thưởng thức các món ăn, chị Dung hỏi và được nhân viên tên Nguyễn Thu Hòa xác nhận nên vị khách này dựng chiếc xe máy SH, BKS 16L6-20.. ở bên đường. Chị Hòa dặn, phải khóa cổ xe máy, chị Dung răm rắp làm theo. Khoảng 13g cùng ngày, chị Dung ra về thì chiếc xe của mình đã “mất tích”. “Thượng đế” tá hỏa, tìm nhân viên Hòa thì chị này ngơ ngác nói rằng, đi ăn trưa nên không biết gì. Chị Dung phải trình báo vụ mất trộm với CA phường Hàng Trống. Ban đầu, chị Hòa thừa nhận, chị Dung có dựng xe đối diện quán và có việc mất xe. Nhưng khi khách hàng “truy” trách nhiệm, nữ nhân viên phân bua, chỉ là “con tốt”, không thay “sếp” giải quyết được vụ việc. Phần vì xót của, phần bực mình trước thái độ thiếu trách nhiệm của phía nhà hàng, chị Dung nhiều lần điện thoại để gặp chủ quán nhưng họ “lặn mất tăm”.

Chỉ đến khi CQCA “mời”, chủ quán mới xuất hiện nhưng lại “rũ” trách nhiệm. Chủ nhà hàng khẳng định, không có bảo vệ trông giữ xe cho khách. Bên ngoài nhà hàng đã treo tấm biển “khách tự bảo quản tài sản của mình” nên không có nghĩa vụ gì đối với vụ mất xe của chị Dung. Đáng nói, chị Hòa xác nhận, có hướng dẫn chị Dung dựng xe ở đối diện quán và khóa xe nhưng chủ quán “né”, bảo rằng, chị Hòa không phải là người trông xe. Đây cũng là lý do chủ nhà hàng khước từ bồi thường. Chị Dung cho hay, đây không phải là lần đầu tiên chị đến quán. Các lần trước và cả lần này chị đều không nhìn thấy tấm biển “khách tự bảo quản tài sản”. CA phường Hàng Trống một mặt chuyển hồ sơ vụ việc lên CA quận Hoàn Kiếm thụ lý, một mặt hướng dẫn chị Dung khởi kiện, yêu cầu đòi bồi thường.

Chỉ có số ít nhà hàng là có vé nhận trông xe cho khách. Ảnh: TL